-
THACO lên tiếng vì bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng dịp cận Tết -
Phòng tránh thủ đoạn lừa đảo đổi tiền dịp cận Tết -
Bệnh viện tại TP.HCM cảnh báo thủ đoạn lừa đảo "đánh" vào lòng thương người dịp Tết -
Quảng Nam yêu cầu không để xảy ra tình trạng lợi dụng dự án trang trại nhằm khai thác đất san lấp -
Đà Nẵng triệt xóa đường dây rửa tiền gần 30.000 tỷ đồng -
Khởi tố Chủ tịch Công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm
Bà Văn Thùy Dương – Hiệu phó trường PTTH Lương Thế Vinh |
Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện bài viếtcủa một phụ huynh đã từng có con học tại lớp 10A1.1 với tiêu đề “Bên trong cánh cửa trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), chưa vơi nụ cười đã rơi nước mắt” đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trong bài viết của mình vị phụ huynh này cho biết, ngày 26/6, chị đã viết tâm thư gửi cô hiệu phó trường Lương Thế Vinh là cô Văn Thùy Dương với mong muốn “cô thử thay đổi giáo viên chủ nhiệm xem có tốt hơn không”.
Lí do đưa ra là cô chủ nhiệm lớp 10A1.1 quá hà khắc với học sinh và có những ứng xử chưa nhân văn. Theo như phụ huynh phản ánh trong bài viết của mình: “Ngày hôm sau, một cô giáo khác lên lớp để lấy ý kiến học sinh nhận xét về cô chủ nhiệm và ở phần cuối ghi rõ : Phụ huynh của em T.N.V đề nghị thay giáo viên chủ nhiệm, các con có đồng ý không”. Tất cả lớp đều hướng ánh mắt về phía con tôi vì thực tế, nó đâu phải đứa hư trong lớp.
Lúc đó, con tôi – một đứa trẻ mới lớn, thực sự sốc, không nghĩ rằng: những người lớn tuổi mang danh nhà giáo lại có thể dồn nó vào chân tường như vậy chỉ vì bố mẹ nó dám lên tiếng cho những bất công của con và các bạn trong lớp. Chưa hết, cô giáo đó bắt đầu hướng ánh mắt về phía con tôi và lên lớp rằng: “vi phạm kỷ luật, cô nghiêm khắc như vậy là tốt quá rồi, bố mẹ còn thế này thế kia ” .
Tan học, con gọi điện cho tôi và khóc: “ Mẹ, mẹ ơi, mẹ có bận không, có thể nói chuyện với con được không”. Sau buổi học đó, con dứt khoát không muốn đến trường nữa nhưng gia đình vẫn động viên : “Thời điểm này, con càng phải đến lớp và không vi phạm bất kỳ nội quy nào”.
Kết quả kiểm tra phiếu nhận xét thì có 13/37 học sinh đồng ý đổi giáo viên chủ nhiệm, hoặc để phiếu trắng. Đáng chú ý, 1 bạn trong lớp đã mạnh dạn viết : “ Con tin là các bạn trong lớp sẽ không dám nói lên suy nghĩ thật của mình. Nếu để lựa chọn thì 80% các con trong lớp đều muốn thay giáo viên”. Tờ phiếu này, sau đó, cô Dương đã đọc lên cho cả lớp nghe và nhận xét: “ Hoàn toàn thiếu nghiêm túc, suy diễn”.
Đơn đề nghị của ban phụ huynh học sinh lớp 11A1.1 về việc không đổi giáo viên sau khi lấy ý kiến học sinh |
Liên quan đến vấn đề này, nhiều người cho rằng nhà trường đã ứng xử thiếu nhân văn nhất là trong môi trường giáo dục khi viết tên học sinh vào phiếu lấy ý kiến cả lớp về việc thay giáo viên chủ nhiệm. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tân lý học sinh.
PGS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam nhận định: “Việc nhà trường để tên học sinh trong phiếu lấy ý kiến là nhà trường ứng xử chưa được khéo và chưa có kinh nghiệm trong việc này. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá nặng nề về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con thường thông cảm cho nhau hơn là người lớn thông cảm với chúng”.
Sáng 26/9, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện với bà Văn Thùy Dương – Hiệu phó trường PTTH Lương Thế Vinh về vấn đề này. Bà Thùy Dương cho rằng: “Trong phiếu điều tra, chúng tôi không viết tên phụ huynh mà chỉ viết “Mẹ bạn T.N.V muốn đổi cô chủ nhiệm, các con có đồng ý không?”. Theo quan điểm của tôi, việc ghi tên học sinh vào phiếu lấy ý kiến không có gì đáng phải lên án".
"Tại sao chúng ta phải giấu giếm tên học sinh? Tại sao phụ huynh học sinh có quyền đòi hỏi thay đổi giáo viên chủ nhiệm mà các bạn trong lớp lại không biết đích danh người thay đổi đó là ai? Khi chúng ta không viết rõ ràng, người này nghĩ người kia sẽ càng gây cho lớp học tình trạng lộn xộn", bà Văn Thùy Dương nói.
"Việc ghi tên để các học sinh suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề xem tại sao bạn ấy lại muốn đổi cô chủ nhiệm để các con nhìn nhận vấn đề. Nếu một bạn trong lớp suốt ngày mắc lỗi mà muốn đổi cô chủ nhiệm thì học sinh phải nhận định được điều đó.
Đến tận sau này tôi mới biết rằng bản thân học sinh đó không muốn đổi cô giáo chủ nhiệm. Việc giấu thông tin học sinh, trước khi họp phụ huynh tôi cũng yêu cầu giáo viên không đọc tên các con mắc lỗi mà gặp riêng phụ huynh sau buổi họp đó và trò chuyện với phụ huynh.
Còn việc xin chuyển giáo viên chủ nhiệm, học sinh đó không hề có lỗi và nếu chúng ta cứ nhập nhằng việc “có một bạn muốn đổi giáo viên” thì học sinh cũng sẽ bàn tán và rất hoang mang. Tôi không muốn tranh cãi thêm về vấn đề này và muốn khép lại nó tại đây”, Hiệu phó trường PTTH Lương Thế Vinh nói.
-
Đà Nẵng triệt xóa đường dây rửa tiền gần 30.000 tỷ đồng -
Khởi tố Chủ tịch Công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm -
Phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Tòa không chấp nhận kháng nghị tăng án của Viện Kiểm sát -
Xét xử phúc thẩm vụ đăng kiểm: Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam được giảm án -
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá giao dịch 1.200 tỷ đồng -
Tuyên án cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương -
Lùm xùm gói thầu trồng rừng 11,7 tỷ đồng tại Quảng Bình
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt