
-
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
-
Thí điểm thị trường carbon: Việt Nam chuẩn bị cho nền kinh tế phát thải thấp
-
Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh”
-
Việt Nam nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi xanh bền vững -
Đề nghị các đối tác hỗ trợ nguồn lực Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (Ban Quản lý) vừa có Tờ trình số 381/TTr-BHTĐT gửi UBND TP.HCM đề xuất đầu tư Dự án đô thị carbon thấp tại TP.HCM.
![]() |
Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM |
Dự án đề ra mục tiêu giúp Thành phố tăng tốc đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” thông qua đầu tư vào các giải pháp giảm phát thải và xây dựng cơ chế, thể chế để hỗ trợ TP.HCM trong việc tạo và phát hành tín chỉ carbon chất lượng cao để giao dịch trên thị trường quốc tế.
Thành phố sẽ khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nhân thực hiện các giải pháp giảm phát thải như lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho mục đích tự sản tự tiêu, chuyển đổi sang xe điện…nâng cấp tất cả đèn đường truyền thống trên địa bàn Thành phố lên đèn đường LED.
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho mục đích tự sản tự tiêu không nối lưới tại các tòa nhà công của Thành phố (thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98).
Dự án có tổng mức đầu tư là 5.775 tỷ đồng (tương đương 250 triệu USD), trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới là 170 triệu USD (tương đương 3.927 tỷ đồng), vốn tài trợ không hoàn lại từ Chính phủ Hà Lan là 50 triệu USD (1.155 tỷ đồng), vốn đối ứng của TP.HCM là 30 triệu USD (tương đương 693 tỷ đồng).
Dự kiến công tác chuẩn bị dự án thực hiện từ năm 2024 -2025, đầu tư xây dựng dự án từ năm 2026-2030. Hoàn thành đưa vào sử dụng sau năm 2030.
Sau khi đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà hành chính công sẽ có tổng công suất từ 30 MWp đến 40 MWp, còn hệ thống điện mặt trời trong khuôn viên các nhà máy xử lý nước thải sẽ có công suất từ 60-70 MWp. Khi đó sẽ giảm phát thải đáng kể khí nhà kính tại Thành phố.
Dự án này cũng sẽ thúc đẩy tư nhân thực hiện các giải pháp giảm phát thải thông qua việc chi trả khoản hỗ trợ tài chính cho khối tư nhân khi các đơn vị này chuyển giao lượng giảm phát thải cho Thành phố để giao dịch tín chỉ carbon tạo ra nguồn thu từ thị trường carbon quốc tế.
Hiện nay, Dự án này đang nhận được sự quan tâm của một số doanh nghiệp trong việc đầu tư hệ thống điện mặt trời trên các tòa nhà hành chính công và đầu tư chuyển đổi sang xe điện.
Việc đầu tư các hạng mục của Dự án đô thị carbon thấp tại TP.HCM sẽ thực hiện theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 nên Thành phố kỳ vọng sẽ thu hút được khối doanh nghiệp tư nhân tham gia để thúc đẩy phát triển tăng trưởng xanh tại Thành phố.

-
Thí điểm thị trường carbon: Việt Nam chuẩn bị cho nền kinh tế phát thải thấp -
Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh” -
Tăng cường hợp tác thúc đẩy sinh thái khởi nghiệp sáng tạo xanh -
Việt Nam nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi xanh bền vững -
Đề nghị các đối tác hỗ trợ nguồn lực Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh -
Năm thứ tư liên tiếp Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện VJCC
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu