
-
CONINCO cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Có doanh nghiệp thực sự mạnh, Việt Nam sẽ đột phá trong chuyển đổi số và xanh
-
Doanh thu Viettel Global tăng trưởng 6 quý liên tiếp trên 20%
-
Chặn doanh nghiệp đăng ký vốn ảo: Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng quyền cho địa phương
-
Bảng xếp hạng PCI cuối cùng có đủ 63 tỉnh, thành phố sắp được công bố -
Hạ tầng giao thông Đèo Cả đạt doanh thu 735 tỷ đồng trong quý I/2025
![]() |
Bộ Công Thương đề xuất 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc |
Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo đó, Bộ Công Thương đưa 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc.
Nguyên tắc cải tiến cơ cấu biểu giá điện cho sinh hoạt đáp ứng được các tiêu chí như sau:
Đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt giữ nguyên như tính toán theo cơ cấu tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg sát với giá bán lẻ điện bình quân được duyệt;
Đảm bảo thuận lợi cho hộ sử dụng điện cũng như thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp;
Đảm bảo nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện;
Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và công bằng xã hội;
Khắc phục được tình trạng hóa đơn tiền điện biến động trong những tháng đổi mùa;
Định hướng giảm bớt số bậc, thu hẹp biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt với số bậc phù hợp với chênh lệch hợp lý giá điện cho các bậc.
Với phương án 1 là 1 bậc, giá điện bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh. Theo phương án 1 bậc, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đến 330.000 đồng/hộ/tháng.
Còn tại phương án 2, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 3 bậc. Cụ thể, giá điện bậc 1 (từ 0 - 100 kWh); bậc 2 từ 101 - 400 kWh; bậc 3 từ 401 kWh trở lên.
Với phương án 3, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 4 bậc thang. Cụ thể, giá điện bậc 1 từ 0 - 100 kWh; bậc 2 từ 101 - 300 kWh; bậc 3 từ 301 - 600 kWh; bậc 4 từ 601 kWh trở lên.
Phương án cuối cùng là chia giá điện theo 5 bậc thang. Nguyên tắc xây dựng đảm bảo giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; Các hộ có mức sử dụng điện thấp dưới 700 kWh sẽ có tiền điện phải trả giảm, các hộ có mức sử dụng điện cao trên 700 kWh/tháng phải trả tăng tiền điện để bù cho mức giảm của các hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh
Ở phương án này, cơ quan soạn thảo đưa ra hai kịch bản.
Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang (thay vì 6 bậc thang như hiện hành); trong đó giá điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 mới từ 101 - 200 kWh; bậc 3 mới từ 201 - 400 kWh; bậc 4 mới từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.
Theo tính toán, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ, chiếm 1,8% tổng số hộ) phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng.
Ưu điểm của phương án 5, kịch bản 1 là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc. Ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn đồng thời hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa.
Nhưng nhược điểm của phương án này ;à tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ, chiếm 1,8% tổng số hộ) phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng, tương ứng khoảng 1,1% tổng số tiền điện phải trả.
Kịch bản 2, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; Gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.
Nhược điểm của phương án 5 kịch bản 2 là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 200 - 300 kWh/tháng (khoảng 3,6 triệu hộ) và từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ) phải trả tăng thêm khoảng từ 6.000 - 14.000 đồng/hộ/tháng (các nhóm khách hàng khác được giảm tiền điện phải trả). Mức tăng giá giữa các bậc là không đồng đều.
Ban soạn thảo đáng giá, Phương án 5 bậc Kịch bản 1 có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới nên tác động khi áp dụng Kịch bản này là nhỏ hơn so với Phương án 5 bậc, Kịch bản 5.2.
Mức chênh lệch giữa bậc thang cuối và bậc thang đầu là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích các hộ có mức sử dụng điện lớn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; Mức tác động đến các hộ có mức sử dụng trên 700 kWh giữa của Kịch bản 1 so với Kịch bản 2 là không lớn và các hộ sử dụng điện dưới 700 kWh có tiền điện phải trả theo Kịch bản 1 là thấp hơn so với Kịch bản 2.
Từ những phân tích cụ thể, Bộ Công Thương xét thấy phương án biểu giá 5 bậc theo kịch bản 1 là phù hợp nhất nên kiến nghị lựa chọn phương án 5 bậc, kịch bản 1 để áp dụng.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi, sự thuận tiện của khách hàng sử dụng điện cũng như khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục mong nhận được ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, người dân trên cả nước để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

-
Legend Fest 2025 - Chiến lược phát triển điểm đến của Regal Group -
Tiêu thụ thép trong nước khởi sắc, nhưng xuất khẩu chậm lại -
Thay đổi từ hai phía để kinh tế tư nhân bứt phá ngay tại sân nhà -
SABECO: Từ nền tảng vững chắc đến bước chuyển mình bền vững -
Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Khi các doanh nhân trăn trở liệu có thể đi xa hơn, mạnh mẽ hơn không -
Tập đoàn Xuân Thiện: Khát vọng trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu và vươn tầm quốc tế
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025