
-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
-
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng
-
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch và thu hồi đất -
Đặc sắc Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 3 - năm 2025
Tại buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (ngày 6/3) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ, Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhà trường cho rằng, theo quy chế tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ yêu cầu tiêu chuẩn của người hướng dẫn là tác giả chính bài báo khoa học đăng trên tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá tới 0,75 điểm trở lên là yêu cầu quá cao.
Nhà trường đề xuất chỉ quy định khung điểm là 0,5, đồng thời đề nghị tăng số lượng giảng viên thỉnh giảng cho cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.
Theo ông Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, không phải tất cả nghệ sĩ nhân dân đều được tính tương đương tiến sĩ, mà trường chỉ đề xuất cho nghệ sĩ nhân dân giảng dạy ở Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Đề xuất này chỉ hướng đến các nghệ sĩ nhân dân tham gia giảng dạy trong trường mang tính đặc thù đào tạo nghệ thuật, và tương đương trong xét quy định tuyển sinh, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là mỗi ngành học phải có đủ 5 tiến sĩ.
Được biết, đề xuất này không mới, từng được đưa ra từ hơn một năm nay, khi nhà trường và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Trước đề xuất này, TS. Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tiêu chí đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ so với tiêu chí đánh giá nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân khác nhau hoàn toàn, không thể quy đổi được.
Nghệ sĩ nhân dân là danh hiệu được trao tặng cho những diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ... có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật và xã hội.
Còn tiến sĩ là bằng cấp được các trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học, nghiên cứu trong thời gian dài mới đạt được.
Cũng theo ông Nghệ, hiện trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đều chưa có quy định về quy đổi tương đương giữa trình độ tiến sĩ và nghệ sĩ nhân dân.
Do vậy, đề xuất đó không thể xảy ra. "Nếu nghệ sĩ nhân dân được công nhận tương đương trình độ tiến sĩ thì tiến sĩ cũng sẽ được công nhận tương đương nghệ sĩ nhân dân. Chắc chắn là không thể được", ông Nghệ nói.

-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
-
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng
-
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch và thu hồi đất -
Đặc sắc Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 3 - năm 2025 -
Tình trạng người lao động bán sổ bảo hiểm xã hội “không còn đáng lo ngại” -
Thành phố có sông ôm -
[Ảnh] Khám phá bên trong bệnh viện máy bay của Việt Nam -
Ba bước sử dụng VNeID làm thủ tục hàng không -
Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” vào dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025