
-
Kiểm soát được rủi ro, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ thành công
-
Hút vốn FDI cho phát triển kinh tế
-
Còn nhiều dư địa hợp tác đầu tư giữa TP.HCM với doanh nghiệp vùng Vịnh lớn Trung Quốc
-
Đã tìm được nhà đầu tư 47 km vành đai 4 TP.HCM đoạn qua Bình Dương
-
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 -
Ninh Thuận: 4 dự án điện gió sắp hoàn thành việc lựa chọn đơn vị tư vấn
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. HCM (gọi tắt là Ban hạ tầng đô thị), vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng TP.HCM về việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
![]() |
Thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đoạn qua quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Lê Toàn |
Trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh, Ban hạ tầng đô thị đề xuất điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 8.200 tỷ đồng thành 8.968 tỷ đồng (tăng 768 tỷ đồng), do tăng chi phí giải phóng mặt bằng và phát sinh nhiều hạng mục trong quá trình triển khai Dự án.
Các hạng mục phát sinh gồm: đường tạm tại khu vực Dự án cống kiểm soát triều Vàm Thuật -Nước Lên; hệ thống bến lấy nước phục vụ phòng cháy chữa cháy (75 vị trí) trên địa bàn 7 quận, huyện.
Dự án cũng cần phải xây dựng bổ sung 29 cống tại 6 gói thầu và lắp mới các cửa van ngăn triều cho các cống hiện trạng. Ngoài ra, Dự án còn phải điều chỉnh tăng mức bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Theo Ban hạ tầng đô thị, việc bổ sung các hạng mục này là cần thiết để các dự án thi công sau này có thể kết nối với các cống kiểm soát triều của Dự án, tránh tình trạng khi dự án đã đưa vào khai thác lại phải đào lên để thi công sẽ gây tốn kém chi phí.
Vì vậy, Ban hạ tầng đô thị kiến nghị Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua Sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn).
Liên quan đến vốn cho Dự án này, năm 2024 dự án được bố trí 2.300 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được 515 tỷ đồng đạt tỷ lệ 22,4%. Dự kiến, đến hết năm 2024 Dự án sẽ giải ngân hết 2.300 tỷ đồng.
Dự án có chiều dài hơn 63 km (kênh dài nhất TP.HCM) đi qua 7 quận, huyện gồm huyện Bình Chánh; quận Bình Tân, quận 6, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, quận 12.
Các hạng mục sẽ xây dựng gồm kè bờ kênh; đường giao thông hai bên bờ kênh chiều rộng từ 10-19 m; nạo vét 31,4 km kênh; xây dựng mới 20 cống thoát nước; xây dựng 12 bến thuyền; 3 cầu giao thông...
Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. HCM làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 4.000 tỷ đồng; vốn ngân sách Thành phố 4.200 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, Dự án sẽ giúp tiêu thoát nước mưa, chống úng ngập cho diện tích gần 15.000 ha. Đồng thời, hình thành tuyến giao thông đường thủy, đường bộ liên kết qua 7 quận, huyện của TP.HCM và nối với Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

-
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 -
Ninh Thuận: 4 dự án điện gió sắp hoàn thành việc lựa chọn đơn vị tư vấn -
Loạt dự án đầu tư công tại Đà Nẵng có tiến độ giải ngân cao -
Trình chủ trương đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM: Huy động hơn 50.600 tỷ đồng từ nhà đầu tư -
Bộ Xây dựng nêu ý kiến về đề xuất kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh -
TP.HCM sẵn sàng để đầu tư Trung tâm tài chính quốc tế -
Đón cơ chế “khoán 10” trong đầu tư đường sắt
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường
-
Tập đoàn Đạt Phương "kick-off" dự án Casamia Balanca Hội An
-
Giải pháp nhà ở vừa túi tiền nở rộ tại khu vực giáp ranh TP.HCM
-
Meey Atlas theo đuổi hiện thực hóa tầm nhìn "Smart City trong lòng bàn tay"
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước thông báo gia hạn thời gian mời hợp tác đầu tư