
-
Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
-
TP.HCM - đô thị xanh, thông minh qua bộ ảnh của Lê Hoàng Mến
-
Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
-
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, từ 7/4
-
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo -
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Tại Việt Nam, người lao động được nghỉ tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ Tết chính thức hưởng nguyên lương gồm: Tết dương lịch (1 ngày), Tết âm lịch (5 ngày), Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch (1 ngày), Ngày Chiến thắng 30-4 (1 ngày), Quốc tế Lao động 1-5 (1 ngày) và Quốc khánh 2-9 (2 ngày).
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và ngày Quốc khánh của nước họ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang lấy ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 với số lượng 9 ngày nghỉ liên tục.
Tại dự thảo tờ trình lần này, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất duy nhất 1 phương án nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ: Nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết.
Cụ thể, công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25-1-2025 đến hết Chủ nhật ngày 2-2-2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Như vậy, với phương án này, dịp nghỉ tết Âm lịch công chức, viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hằng tuần).
Trước đó, Tết Nguyên đán các năm 2022 và 2023, cán bộ, công chức, viên chức đều được nghỉ 7 ngày.
Nếu phương án trên được Chính phủ thông qua, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có một kỳ nghỉ Tết nguyên đán dài hơn so với các năm trước 2 ngày.
Đối với người lao động trong các doanh nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH cho biết căn cứ điều kiện thực tế và lịch nghỉ áp dụng với công chức, viên chức, người sử dụng lao động bố trí lịch nghỉ Tết Nguyên đán. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ cho người lao động như đối với công chức.
Người sử dụng lao động tại doanh nghiệp chủ động về lịch nghỉ nhưng các doanh nghiệp cần thông báo phương án nghỉ Tết Nguyên đán cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Bộ luật Lao động 2019 quy định hằng năm căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và ngày Quốc khánh.
Nếu ngày nghỉ chính thức trùng với ngày nghỉ hằng tuần sẽ áp dụng nguyên tắc liền kề hoặc hoán đổi để người dân có kỳ nghỉ kéo dài.
-
Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch -
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ tăng trách nhiệm, chế tài với người nổi tiếng -
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, từ 7/4 -
Ý nghĩa logo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo -
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay -
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?