-
Bình Dương trở thành điểm đến hấp dẫn dòng vốn xanh -
TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất tự bỏ vốn làm bến thủy nối với nhà ga metro số 1 -
Chi phí xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái sẽ cao hơn so với xây cầu -
Dòng vốn FDI từ Trung Quốc đang dịch chuyển sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao -
Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn - Pleiku kết nối với Khu công nghiệp và Bến cảng Phù Mỹ -
Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn
Theo thông báo nội dung kết luận cuộc họp của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM ngày 30/12/2022 về phương án quy hoạch các cây cầu kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai, cầu Cát Lái được đề xuất xây dựng sau năm 2030.
Phối cảnh cầu Cát Lái nối TP.HCM với Đồng Nai tại bến phà hiện hữu |
Giải thích cho đề xuất này, Sở GTVT TP.HCM cho biết, sau năm 2030 đường Vành đai 3 (TP.HCM) và đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu đã đưa vào khai thác (trong đó có cầu Nhơn Trạch nối với TP.Thủ Đức -PV). Hơn nữa, việc xây cầu Cát Lái sau năm 2030 cũng phù hợp với kế hoạch, lộ trình di dời, sắp xếp các cảng biển tại TP.HCM.
Ngoài ra, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất giảm quy mô cầu Cát Lái từ 8 làn xe xuống còn 6 làn để phù hợp với quy hoạch đường Nguyễn Thị Định. Trường hợp xây dựng 8 làn xe sẽ phải mở rộng đường Nguyễn Thị Định từ 60 lên 77m, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất hai bên tuyến đường.
Trước đó năm 2022, Sở GTVT TP.HCM và Đồng Nai đã họp bàn nhiều lần về hướng tuyến của cầu Cát Lái. Đối với hướng tuyến xây cầu tại vị trí phà Cát Lái hiện nay Sở GTVT TP.HCM cho rằng hướng tuyến này không khả thi vì phải điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định, khi xây cầu có nguy cơ gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng Cát Lái.
Sau đó, hai bên đã nghiên cứu nhiều hướng tuyến khác nhau trong đó đề xuất cả hướng tuyến kết nối từ quận 7 hoặc TP.Thủ Đức sang huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), song vẫn không thống nhất được phương án cuối cùng.
Cầu Cát Lái, kết nối thành phố Thủ Đức (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) được thiết kế là cầu dây văng với 8 làn xe. Theo tính toán ban đầu của các cơ quan chức năng dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 7.200 tỷ đồng.
-
Dòng vốn FDI từ Trung Quốc đang dịch chuyển sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao -
Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn - Pleiku kết nối với Khu công nghiệp và Bến cảng Phù Mỹ -
Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn -
Lùi thời hạn thực hiện Dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đến năm 2031 -
Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn "khiêm tốn" so với tiềm năng -
TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu” -
Lấy ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án vành đai 4 TP.HCM
- Farasis Energy lọt Top 10 thương hiệu pin thể rắn hàng đầu Trung Quốc
- HUAWEI FreeBuds Pro 4: Nâng tầm trải nghiệm âm thanh với dòng tai nghe TWS
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Globe Teleservices ký kết quan hệ đối tác chiến lược International Voice với DITO Telecommunity