
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Phối cảnh cầu Đại Ngãi. |
Bộ GTVT vừa có tờ trình 1465/TTr –BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Tại tờ trình này, Bộ GTVT chính thức kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận không tiếp tục đề xuất sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản để xây dựng cầu Đại Ngãi, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho phía Nhật Bản và chính thức đưa Dự án vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, Bộ GTVT cũng kiến nghị điều chỉnh hình thức đầu tư dự án từ đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp phát 100% vốn ODA và vốn đối ứng sang hình thức đầu tư công sử dụng vốn trong nước, đồng thời sẽ không áp dụng các nội dung về cơ chế tài chính thực hiện dự án, hoạt động thực hiện trước cho phù hợp với hình thức đầu tư công.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản tại Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/10/2019; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật lập báo cáo nghiên cứu khả thi sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản tại Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 19/10/2021. Tuy nhiên, đến nay phía Nhật Bản chưa có cam kết vốn vay chính thức cho Dự án và dự kiến thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đến quý II/2025 mới khởi công dự án.
Tại Báo cáo số 01/BC-CP ngày 2/1/2022, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội danh mục các dự án dự kiến đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có Dự án cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60.
Ngày 11/1/2022, Quốc hội đã thống nhất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/NQ-QH ban hành ngày 17/1/2022; theo đó Quốc hội đã giao cho Chính phủ rà soát, hoàn thiện danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 725/BKHĐT-TH ngày 30/1/2022 đôn đốc rà soát, tổng hợp danh mục dự án dự kiến bố trí vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có dự kiến bố trí vốn cho Dự án cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60.
Theo đề xuất của Bộ GTVT, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án theo hình thức đầu tư công trong nước là 8.039,711 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 5.641,334 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 789,787 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 246,380 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 1.362,210 tỷ đồng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư nói trên chỉ giảm 958 triệu đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/10/2019.
Ngoài phần vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020 – 2025, Bộ GTVT kiến nghị sử dụng khoảng 4.130 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ GTVT dự kiến thời gian chuẩn bị dự án là từ năm 2018 – 2022; khởi công cuối năm 2022 và đầu năm 2023, hoàn thành năm 2026. Nhu cầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là năm 2022 khoảng 320 tỷ đồng; năm 2023 khoảng 2.850 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 1.150 tỷ đồng; năm 2025 khoảng 926 tỷ đồng. Nhu cầu vốn ngân sách Nhà nước để chuyển tiếp thực hiện trong giai đoạn11 2026 - 2030 khoảng 2.793,711 tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có mục tiêu xây dựng cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2 và đường dẫn (bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến).
Dự án có điểm đầu giao với Quốc lộ 54 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Tổng chiều dài thiết kế toàn tuyến là 15,2km, trong đó phần cầu dài 3,42km bao gồm cầu Đại Ngãi 1 dài 2,56km, cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86km; phần đường (bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến) dài 11,78km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.
Để đầu tư dự án hiệu quả, trước mắt phân kỳ đầu tư thực hiện giai đoạn 1 đối với phần đường và các cầu trên tuyến theo quy mô 2 làn xe. Riêng đối với phần cầu chính (cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2) đầu tư hoàn chỉnh cho cả hai giai đoạn 4 làn xe.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn