Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Dệt may chưa tự tin trước TPP
Duy Hữu - 21/12/2014 17:37
 
Dự tính giữa năm 2015, Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Theo các chuyên gia thì ngành dệt may sẽ có thêm cơ hội xuất khẩu, nhưng nhiều doanh nghiệp ngành này vẫn còn băn khoăn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Vinatex kiếm hàng chục nghìn tỷ đồng từ thị trường nội địa
Dệt may vào top 4 ngành hút nhà đầu tư ngoại
Thủy sản, dệt may rộng đường sang Hàn Quốc
Ông Nguyễn Đỗ Kiên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP may Parosy

Theo dự tính, khoảng giữa năm 2015 Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Mặc dù các chuyên gia nước ngoài luôn đưa ra những dự báo lạc quan là tham gia hiệp định này, Việt Nam được lợi nhất. Ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể đạt tới 22 tỷ USD vào năm 2020 nếu TPP được thông qua… Tuy nhiên, nhiều người đang làm việc trong ngành này thì không lạc quan như vậy. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Nguyễn Đỗ Kiên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP may Parosy lộ rõ nhiều lo lắng.

Là một doanh nghiệp may đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật, ông đón nhận tin Việt Nam sẽ tham gia TPP với tâm trạng thế nào?

Tôi được biết, khi tham gia TPP thì hàng hóa các loại, trong đó có dệt may đi vào thị trường 12 nước trong hiệp định sẽ có thuế suất bằng không. Lẽ ra đây phải là một tin mừng với những doanh  nghiệp chuyên xuất khẩu như chúng tôi. Tuy nhiên, quy tắc sân chơi này có đầy những luật lệ phức tạp. Trước hết là về xuất xứ hàng hóa, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm với ngành may phải đạt 55% trở lên, mà ở Việt Nam hiện tỷ lệ này chỉ đạt chưa đến 25%, mà toàn là những nguyên liệu phụ như vải lót, cúc áo. Nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm như trên thì không được hưởng ưu đãi.

Tiếp theo, tuy tham gia TPP nhưng hàng hóa của ta không phải dễ dàng lọt vào những thị trường các nước này, bởi họ đặt ra rất nhiều hàng rào kỹ thuật. Tôi nói đơn cử như công ty của tôi xuất hàng vào Nhật, sản phẩm bị kiểm định nghiêm ngặt bởi 1 công ty kiểm định độc lập, chỉ cần bị sót một cây kim trong sản phẩm sẽ bị phạt cực nặng, tới cả trăm ngàn USD, lô hàng còn bị trả về. Đây là khó khăn nhưng tôi nghĩ là còn có thể khắc phục được, chứ việc tìm kiếm nguyên liệu nội địa đến giờ này có thể nói là bất khả thi.

Công ty may Parosy có hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản và Hoa Kỳ

Tỷ lệ  nội địa của sản phẩm theo quy định của TPP có thể tính cả nguyên vật liệu mua ở những nước thành viên trong hiệp định. Vậy sao các doanh nghiệp không tìm mua nguyên liệu ở những thị trường này?

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng ngoài Trung Quốc để nhập khẩu nguyên phụ liệu. Tuy nhiên nói thì dễ chứ bắt tay vào mới thấy vô vàn khó khăn. Chúng tôi đã sang Nhật và Hàn Quốc, là những nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP. Hiện ở Nhật, những công ty sản xuất nguyên liệu cho ngành may đang thu hẹp lại rất nhanh do không cạnh tranh được với hàng từ Trung Quốc. Trước năm 2000, ở Nhật có khoảng 500 công ty dệt thì nay đã sáp nhập, giải thể chỉ còn chừng 50 công ty, nguyên liệu sản xuất chỉ đủ dùng trong nước. Ở Hàn Quốc thì hiện đã phải nhập một phần nguyên liệu từ Trung Quốc rồi, họ làm bán trong nước chả đủ, còn đâu mà bán đến ta. Với các nước còn lại, chúng tôi không có điều kiện đi khảo sát, nhưng nếu có thì cũng không thể mua được vì xa xôi thế, chi phí vận chuyển quá lớn, hàng làm ra giá thành cao thì còn bán được cho ai nữa.

Trước tình hình này, theo ông các doanh nghiệp may phải làm gì, mà cụ thể là ở doanh nghiệp của ông?

Nếu không thể tìm được nguồn nguyên liệu trong nước thì phải chấp nhận không được hưởng ưu đãi gì hết. Quy tắc sân chơi này là thế, phải chịu thôi, chúng tôi chỉ biết động viên nhau là cần cù kiên nhẫn vượt khó. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều doanh nghiệp lớn (có khá nhiều đến từ Trung Quốc) sang đầu tư nhà máy dệt may ở Việt Nam để “đón lõng” TPP. Có thể kể đến như Tập đoàn Haputex Development Limited (Hồng Kông) đã liên doanh đầu tư 120 triệu USD lập Công ty TNHH liên doanh Nam Phương Textile Limited tại Bình Dương rộng 12ha chuyên về lĩnh vực dệt vải, sẽ hoạt động vào đầu năm 2016. Mới đây có 2 dự án trong lĩnh vực dệt may với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD của 2 công ty nước ngoài cũng đang triển khai ở Củ Chi.

Tại miền Bắc, đầu tháng 10 vừa rồi, Tập đoàn TAL (Hồng Kông) đầu tư 600 triệu USD xây dựng Nhà máy sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc ở Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương). Ở Nam Định đã cấp phép xây dựng nhà máy sản xuất sợi dệt nhuộm có vốn đầu tư 68 triệu USD cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc). Hưng Yên thì có Công ty dệt may Tinh Lợi rất lớn… Mặc dù không muốn, nhưng chúng tôi chắc cũng sẽ phải mua nguyên liệu từ những công ty này.

Như thế nghĩa là khi ký TPP, riêng với lĩnh vực dệt may ta không có lợi gì sao?

Cũng không thể nói như thế được. Trước mắt thì chưa nhìn thấy lợi, nhưng về lâu dài nếu các doanh nghiệp của ta tập trung vào phát triển ngành dệt thì ta sẽ có lợi. Đây là thách thức, nhưng cũng là cơ hội, có điều để tận dụng được cơ hội thì chỉ ngành dệt may cố gắng không đủ, mà cần sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Theo ông, Nhà nước cần có hỗ trợ gì để các doanh nghiệp nói chung, dệt may nói riêng tận dụng tốt lợi thế từ TPP đem lại?

Điều hỗ trợ quan trọng nhất là vốn. Doanh nghiệp của ta làm sao có hàng trăm triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy, rồi còn phát triển vùng nguyên liệu tập trung nữa chứ. Nhà nước cần bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, chứ hiện nay chúng tôi đi vay vốn vẫn phải thế chấp, không có tài sản thế chấp thì chịu.

Mặc dù nhiều chính sách của ta ban hành cũng có những quy định ưu đãi cho doanh nghiệp, nhưng thực thi chả được là bao. Tôi lấy ví dụ công ty tôi thuê đất ở Cụm công  nghiệp Duyên Thái (Ngọc Hồi), giá thuê đất là 1,2 triệu/m2. Nhưng khi Cục Thuế TP. Hà Nội vào tính thuế đất lại lấy mức thuế 3,6 triệu/m2 để tính. Nói ưu tiên doanh  nghiệp nhưng đến một việc như vậy cũng không thống nhất. Tôi nghĩ ban hành ra quy định là cố gắng rồi, xin các cơ quan thực thi cho tốt các quy định. Được như vậy thì các ngành công nghiệp sẽ có cơ phát triển, và chúng tôi tự tin tham gia sân chơi TPP.

Dệt may đón vốn FDI

() Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chọn Việt Nam làm địa điểm đặt trung tâm sản xuất hàng dệt may xuất khẩu lớn, trong đó có HanesBrands, Smart Shirts Garment...

Xây dựng KCN Texhong Hải Hà trị giá 215 triệu USD

() Sáng 15/11, Tập đoàn Texhong đã khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (giai đoạn I) tại Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Móng Cái, Quảng Ninh).

Tập đoàn Nhật Bản rót 9 triệu USD vào Vinatex

() Việc Tập đoàn Itochu (Nhật Bản) đầu tư mua cổ phần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) được đánh giá rất tích cực, bởi Itochu không chỉ là nhà đầu tư cùng ngành nghề, mà còn là doanh nghiệp (DN) có quy mô lớn, sở hữu nhiều yếu tố thuận, có thể đóng góp vào sự phát triển của Vinatex trong tương lai.

Dệt may tìm mối cung ứng nguyên phụ liệu tại Ấn Độ

() Lãnh đạo một loạt doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, gồm Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú (Vifutex), Công ty cổ phần Dệt kim Đông Xuân, Sợi Phú Bài… vừa có chuyến khảo sát, tìm kiếm đầu mối cung ứng nguyên phụ liệu tại Ấn Độ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư