
-
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
-
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD
-
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025
-
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
![]() |
Gần 4,1 tỷ USD đã được xuất đi Nhật trong năm 2022, tăng gần 26% so với 2021. |
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có sự tăng tốc mạnh mẽ trong năm qua, trong đó có một số nhóm hàng kim ngạch lớn, như dệt may, máy móc thiết bij, gỗ và sản phẩm gỗ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 2,07 tỷ USD, đưa xuất khẩu cả năm 2022 sang thị trường này đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm trước.
Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 là nhóm hàng dệt may đạt 4,07 tỷ USD, chiếm 16,8% tỷ trọng xuất khẩu, tăng 25,8%. Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,6%, chiếm 11,4%, đứng thứ 3 là nhóm mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 10,4% tỷ trọng.
Gỗ và sản phẩm gỗ cũng có một năm xuất khẩu đầy thành công, đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 32% so với năm ngoái, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật.
Nhóm hàng thủy sản cũng tăng tốc xuất khẩu, đã mang về 1,7 tỷ USD, tăng 29%; máy vi tính, linh kiện đạt 1,15 tỷ USD, tăng 15%, giày dép các loại 1,1 tỷ USD, tăng 36%, nhóm hàng xấp xỉ 1 tỷ USD là điện thoại và linh kiện.
Trong năm qua, có 7 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD sang Nhật.
Một số mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu khá cao sang Nhật Bản trong năm 2022 so với năm 2021; Dầu thô tăng 136%; than các loại tăng 197,3%; phân bón các loại tăng 88,6%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 86,8%; hạt tiêu tăng 59,9%.
Với 15 FTA đang hiệu lực, trong đó với riêng Nhật Bản có tới 3 FTA đa phương và song phương (VJFTA, CPTPP và RCEP) đã tạo nhiều thuận lợi để tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường và hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa.
Dấu ấn tích cực nhất năm qua là có thêm nhiều loại nông sản Việt vào được hệ thống bán lẻ Nhật, trong đó có gạo, trái cây. Mới nhất, loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam đã được xuất khẩu thành công sang Nhật từ vùng trồng tại Long An.
Để tạo lực đẩy cho nông sản, thực phẩm Việt Nam tiến sâu vào thị trường Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến cáo, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng, giá cả mà cần tích cực củng cố, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam.
![]() |
Nhiều nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Nhật trong năm 2022 như dệt may, giày dép, thủy sản... |
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm xử lý tận cùng vấn đề an toàn thực phẩm -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đồng loạt giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch -
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower