
-
Loại quả chua mang kỳ vọng tỷ đô cho nông sản Việt
-
Tìm giải pháp đưa chuối, dứa, dừa, chanh leo vào nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD
-
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân Thủ đô
-
Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi - Cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư
-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít
![]() |
Ngành dệt may đang linh hoạt thích ứng, nắm bắt cơ hội để xuất khẩu (Ảnh: Đức Thanh) |
Linh hoạt thích ứng, nắm bắt cơ hội
Theo ước tính, hết tháng 5/2025, xuất khẩu toàn ngành dệt may cán mốc gần 16,8 tỷ USD; trong đó dệt may gần 15 tỷ USD, còn lại là xơ sợi, nguyên phụ liệu. Đáng mừng là những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu đều tăng trưởng 2 con số.
Dù vậy, thị trường được nhận định là có nhiều diễn biến khó lường. Ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó chánh văn phòng HĐQT Vinatex cho biết, mới đây Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2025 xuống 2,8% (giảm 0,5 điểm so với tháng 1), năm 2026 xuống 3%. Cùng với đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đều bị điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2025 như: Mỹ giảm từ 2,8% xuống 1,8%; châu Âu giảm còn 0,8% (thấp hơn 0,2% so với dự báo tháng 1/2025). Đức không có tăng trưởng; Trung Quốc giảm còn 4% (thấp hơn 0,6% so với lần dự báo trước); Nhật Bản kỳ vọng tăng trưởng 0,6% (giảm 0,5% so với lần dự báo trước)…
Bối cảnh thị trường có nhiều biến số, nhưng theo ông Cầm, các doanh nghiệp dệt may vẫn gắng tận dụng mọi cơ hội để tăng tốc xuất khẩu. Đó là quan hệ thương mại Mỹ - Trung có xu hướng hạ nhiệt với một số thỏa thuận đạt được; giá cước vận tải giảm, tỷ giá VND/USD đang có diễn biến tích cực hơn; tồn kho thực tế tại Mỹ (thông tin từ Sourcing Journal) đang ở mức rất thấp, nhiều nhãn hàng chỉ đủ dùng cho 6-8 tuần tới.
Chưa kể, một số quốc gia cạnh tranh về hàng dệt may với Việt Nam như Pakistan đang xảy ra bất ổn chính trị. Bangladesh gặp tình trạng về khủng hoảng năng lượng, nhiều nhà máy sợi phải đóng cửa do thiếu điện, đồng thời chính quyền nước này cũng chưa có dấu hiệu xúc tiến đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng.
Thông tin về tình hình kinh doanh, bà Nguyễn Hồng Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt may Huế cho hay: “Nhiều khách hàng đã yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ giá. Trong tháng 4 vừa qua, chúng tôi chưa điều chỉnh giá đối với cả đơn hàng FOB và CM, nhưng nhiều khách hàng đã yêu cầu mức giá giảm 3-5% cho các đơn hàng được giao từ tháng 5-6”.
Tình hình sản xuất và kế hoạch giao hàng cũng chịu nhiều biến động kể từ khi Mỹ có tuyên bố áp thuế. Ban đầu, một số khách hàng tạm dừng đơn hàng, sau đó yêu cầu đẩy nhanh tiến độ khi thuế được áp 10% trong 90 ngày. Hiện doanh nghiệp đã lấp đầy các đơn hàng tháng 7, nhưng yêu cầu đánh giá ngày càng khắt khe hơn, đặc biệt là các tiêu chí về trách nhiệm xã hội, an ninh và hệ thống quản lý chất lượng”, bà Liên nói.
Với Tổng công ty Dệt may miền Nam (VSC), hiện đã nhận đủ đơn hàng để sản xuất đến hết tháng 8. Trước những diễn biến liên quan đến thuế quan xuất khẩu sang Mỹ, VSC đã chủ động phát triển thêm thị trường EU và Anh. Tỷ trọng đơn hàng từ các thị trường này đã tăng cao hơn đáng kể so với đầu năm.
Ông Nguyễn Hùng Quý, Tổng giám đốc VSC cho biết: “Chúng tôi đã nhận được một số yêu cầu giảm giá từ đối tác. Tuy nhiên, VSC vẫn giữ quan điểm chưa điều chỉnh giảm giá ngay, mà sẽ chờ thêm các tín hiệu rõ ràng hơn của thị trường. Dự kiến, hết tháng 5, khi có thêm thông tin chính thức, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cùng các đơn vị trong hệ thống lên phương án chia sẻ phù hợp với khách hàng”.
Đẩy nhanh tiến độ giao hàng
Thấu hiểu tâm lý khách muốn giao hàng gấp rút trong thời hạn 90 ngày tạm hoãn thuế quan của Mỹ, các doanh nghiệp Việt đã nâng cao khả năng đáp ứng, điều phối sản xuất để hoàn trả đơn đặt hàng sớm.
Tổng công ty May Hưng Yên cho biết, từ nay đến hết tháng 7, tình hình sản xuất của May Hưng Yên khá gấp gáp do khách hàng yêu cầu giao hàng đúng tiến độ, không chấp nhận lùi lịch như các năm trước. Yêu cầu này từ nhà mua hàng đã đặt toàn bộ hệ thống sản xuất phải tập trung cao độ để hoàn thành các đơn hàng.
Trong khi đó, với Tổng công ty May10-CTCP, đơn hàng đã kín đến hết tháng 7, một số chủng loại như quần jacket thì hết tháng 8, một số mặt hàng khác thì đến hết năm.
Nhận định về thị trường, lãnh đạo Vinatex cho rằng, ngành may vẫn có nhiều cơ hội về đơn hàng, cơ hội này có thể kéo dài tới hết quý III/2025. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt để tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường, hoàn thành ít nhất 2/3 kế hoạch lợi nhuận năm để có dự phòng cho tổ chức sản xuất, tránh các rủi ro khi thị trường đảo chiều.
Dự báo, từ nay tới ngày 10/7, Mỹ sẽ có chính sách về thuế đối ứng tạm thời cho Việt Nam. Về mặt tích cực thì tồn kho của Mỹ đang ở mức thấp, do đó các đơn hàng trong quý III/2025 dự báo vẫn tốt, nhưng sang quý IV/2025 có thể giảm khoảng 10% do nhu cầu tiêu dùng của Mỹ giảm.
Bên cạnh thuận lợi, ngành dệt may còn có những thách thức khi kết quả đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ chưa ngã ngũ. Chính sách về thuế quan của Mỹ vẫn còn nhiều bất định; sức tiêu thụ tại Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn yếu, nhu cầu giảm chưa thể phục hồi ngay. Giá điện tăng cũng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp.
Lúc này, các doanh nghiệp đang nỗ lực tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực để có ưu đãi thuế quan, vừa đa dạng hóa thị trường.

-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít -
Hồ tiêu bị “tắc” đường xuất khẩu sang EU -
Kích cầu tiêu dùng để duy trì đà phục hồi kinh tế -
Người Hàn mạnh tay mua những nhóm hàng hóa nào từ Việt Nam? -
Khai thác hiệu quả FTA - chìa khóa mở rộng thị trường xuất khẩu -
Thương mại Việt - Anh sau hơn 4 năm thực thi FTA song phương
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One