
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
![]() |
CTCP Đầu tư và thương mại TNG (mã chứng khoán:TNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021.
Trong quý, doanh thu thuần của công ty đạt gần 1.710 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng bán hầu như không tăng khiến lợi nhuận gộp đạt hơn 240 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong quý III, doanh thu tài chính của TNG đạt hơn 24 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên 46 tỷ đồng, chủ yếu do tăng mạnh lãi vay. Trong quý, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thêm 2 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bán hàng giảm 40%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 31%.
Sau khi trừ chi phí, TNG đạt 85,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu cải thiện từ 878 đồng lên 1.072 đồng.
Theo giải trình của TNG, nguyên nhân cho sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh là nhờ TNG đã định hướng được việc tập trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB chủ đạo cùng với việc dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của công ty 4.080 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 169 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cải thiện từ 1.744 đồng lên 2.122 đồng.
Trong quý III/2021, doanh nghiệp dệt may các tỉnh phía Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song TNG có lợi thế nhờ địa bàn sản xuất chính ở Thái Nguyên - địa phương ít chịu ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh Covidd-19 lần thứ 4, điều này giúp Công ty có điều kiện để sản xuất kinh doanh ổn định. Chưa kể, nhiều nhà máy dệt may tại phía Nam phần lớn đang phải giảm công suất hoặc đóng cửa khiến các hãng đã chuyển đơn hàng cho các doanh nghiệp dệt may phía Bắc, trong đó có TNG.
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của TNG tăng gần 18%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 17% lên 1.994 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu ngắn hạn (tăng gần gấp đôi lên 868 tỷ đồng). Hàng tồn kho của công ty giarmm 10% còn 916 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng 18% lên 2.190 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng 18,5% lên 2.854 tỷ đông, chủ yếu do tăng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lên 1.622 tỷ đồng (tăng 26,2%).
Năm 2021, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.798 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 175 tỷ đồng, tăng 7% và 14% so với thực hiện năm 2020. So với kế hoạch, TNG đã hoàn thành 85% mục tiêu doanh thu và 97% kỳ vọng lợi nhuận cho cả năm.
-
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu