Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
ĐHCĐ Ngân hàng Quân đội: Mục tiêu lợi nhuận giảm 10%, vẫn duy trì trả cổ tức 11-15%
Thùy Liên - 24/06/2020 10:18
 
Sáng nay (24/6), Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE:MB) tổ chức Đại hội cổ đông năm 2020. Năm nay, MB đặt mục tiêu lợi nhuận giảm song vẫn cố gắng duy trì trả cổ tức đều đặn cho cổ đông.
f

Lo làn sóng Covid 19 thứ hai, MB thận trọng với kế hoạch lợi nhuận

Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc MB cho hay, năm 2020, MBBank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn hơn 9.000 tỉ đồng, chỉ bằng 90% năm 2019, tăng trưởng tín dụng ước đạt 12%.

“Mục tiêu này khá thách thức khi tín dụng toàn ngành 6 tháng đầu năm dự kiến chỉ tăng 4%, các ngân hàng đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn bởi Covid 19 và tăng trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, tất cả dư nợ tái cơ cấu không được ghi nhận vào doanh thu theo chỉ đạo của NHNN, các lĩnh vực kinh tế lớn như: hàng không, du lịch… bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, MB vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tài sản 8-10% trong năm nay, tín dụng 12% (nếu NHNN cho phép thì tăng cao hơn), nợ xấu dưới 2%. Mục tiêu lợi nhuận năm nay giảm 10% nhưng phấn đấu cao hơn nếu 6 tháng cuối năm thuận lợi, duy trì cổ tức phù hợp ở mức 11-15%”, ông Lưu Trung Thái cho biết.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, năm nay, MB không chủ trương phát triển mạng lưới chi nhánh vật lý, thay đó đẩy mạnh ngân hàng số,  ưu tiên các dự án hiện đại hoá công nghệ thông tin với IBM, tập trung vào dịch vụ cốt lõi cho khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận hầu hết các dịch vụ của MB với chi phí rẻ. Năm 2020, MB đặt mục tiêu phát triển thêm 2,5 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 10 triệu vào năm 2021.

Về tín dụng, MB chủ trương tăng trưởng có chọn lọc, kiểm soát chất lượng tín dụng, cung cấp các gói tín dụng lãi suất ưu đãi, các chính sách hỗ trợ khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Đồng thời, cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm giá vốn đầu vào từ 0,2%-0,3%.  

MB cũng đặt mục tiêu tăng mạnh doanh thu và tỷ trọng đóng góp của khối công ty con. Năm 2019, các công ty con của MB đều hoạt động có hiệu quả. Trong đó, Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas life là công ty đầu tiên trong ngành bảo hiểm nhân thọ đạt 205 tỷ đồng lợi nhuận sau 3 năm hoạt động. Chứng khoán MBS đứng top 5 về thị phần môi giới. Công ty tài chính tiêu dùng MCredit duy trì top 4 thị phần, lợi nhuận gần 181 tỷ đồng, MIC hoàn tất hồ sơ tăng vốn lên sàn HOSE…

Mục tiêu của MB năm 2020 là lọt vào Top 5 các ngân hàng thương mại về chất lượng hoạt động và hiệu quả, dẫn đầu ứng dụng số.

Do khó khăn bởi Covid 19, năm 2020, tỷ suất sinh lời của MB dự kiến giảm khá mạnh. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của MBBank dự kiến đạt 16,4% (so với mức 21,8% trong năm 2019) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) dự kiến đạt 1,7% (so với mức 2,1% trong năm 2019).  

Trong quý I/2020, tổng thu nhập hoạt động của MBBank đạt gần 5.090 tỷ đồng, tăng 18,5% so cùng kỳ. Tuy nhiên, kỳ này chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 1.628 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ. Do đó, MBBank chỉ ghi nhận 1.577 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sụt giảm 6,7% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận tính theo quý thấp nhất trong vòng 5 quý gần đây. 

Tăng vốn, bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát

Tại ĐHCĐ hôm nay, các cổ đông MB cũng bỏ phiếu nhất trí thông qua tờ trình của HĐQT về bầu bổ sung 1 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019-2024 là bà Nguyễn Thị An Bình.

Ngân hàng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ  23.370 tỷ đồng lên 27.988 tỷ đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%. Thời gian thực hiện tăng vốn dự kiến trong quý 3 đến quý 4/2020.

Trước đó, thông qua việc thực hiện chào bán riêng lẻ 21 triệu cổ phiếu quỹ và 64 triệu cổ phiếu phổ thông, trong quí 1, MBBank đã tăng vốn điều lệ 643 tỉ đồng, tương đương mức tăng 2,7% so với vốn điều lệ cuối năm 2019. MBBank cũng đề xuất phương án chia cổ phiếu quỹ còn lại (25,6 triệu cổ phiếu quỹ) cho các cổ đông hiện hữu trong quí 4-2020 hoặc quí 1-2021.

Cổ đông lo nợ xấu của Mcredit

Tại ĐHCĐ sáng nay, ban lãnh đạo MB nhận được khá nhiều câu hỏi của cổ đông, tập trung vào vấn đề nợ xấu, tăng vốn, quản lý chi phí…

Trước nhận xét của cổ đông cho rằng, ngân hàng quản lý chi phí chưa tốt, nhiều khoản đầu tư không hiệu quả, ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc MB khẳng định, quản lý chi phí là vấn đề quan trọng hàng đầu với ngân hàng.

Ngân hàng đã quản lý chi phí rất tốt, năm 2019, tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu (CIR) của MB là 37%, là 1 trong những ngân hàng có CIR hoạt động thấp trên thị trường. Năm 2020, kế hoạch CIR ở mức 35,5 - 36,5%, giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm”.

Với việc tăng vốn, nhiều cổ đông tỏ ra sốt ruột vì tốc độ tăng vốn của MB quá chậm. Song ông Lưu Trung Thái cho rằng, việc tăng vốn phải phù hợp với tăng trưởng quy mô hoạt động của ngân hàng, nếu không sẽ làm giảm hệ số ROE và không đảm bảo chia cổ tức cho cổ đông.

Thông tin tại ĐHCĐ, lãnh đạo MB cũng cho biết, 5 tháng đầu năm nay, ngân hàng đạt doanh thu hơn 8.100 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của 5 tháng riêng ngân hàng mẹ là 3.964 tỷ đồng, tăng trưởng 5%. Ông Thái nhận định, lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt kế hoạch đề ra và chỉ giảm 2-3% so với cùng kỳ năm ngoái.  Việc cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19 khiến gần 7000 tỷ đồng dư nợ của MB bị ảnh hưởng, dẫn tới lợi nhuận dự kiến giảm 10% trong năm nay.

Liên quan đến khoản nợ xấu tại MCredit khiến tổng nợ xấu của MB tăng, có cổ đông đặt câu hỏi, liệu có phải MB hi sinh nợ xấu vì lợi nhuận, bà Vũ Thị Hải Phượng, Phó Chủ tịch HĐQT MB kiêm Chủ tịch MCredit khẳng định, MCredit được xác định là một trong những trụ cột lợi nhuận của MB thời gian tới. Tuy nợ xấu của MCredit cao hơn nợ xấu của MB nhưng điều này là bình thường công ty hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. Theo thông lệ thế giới, nợ xấu của công ty tài chính dưới 10% là bình thường, dưới 5% là tốt. Trong 5 tháng đầu năm, MCredit đạt lợi nhuận 120 tỷ đồng, nợ xấu dưới 4%.

Tuy nhiên, bà Phượng cũng cho hay, MCredit đang cơ cấu lại, kiện toàn bộ máy tổ chức để phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Công ty cũng xây dựng hệ thống định hình mô hình tài chính tiêu dùng nhân văn. Về sản phẩm, công ty đang định hướng giảm dần tỷ lệ cho vay tiền mặt từ 60% hiện nay tiếp tục giảm xuống, từ đó sẽ giảm nợ xấu, tăng tỷ trọng cho vay trả góp. Công ty cũng sẽ tăng cường áp dụng công nghệ vào nhắc nợ tự động, phân tích hành vi khách hàng, chấm điểm tín dụng… nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động. Từ đầu năm đến nay, MCredit  cắt giảm trên 500 nhân sự để giảm chi phí.

Nói thêm về kết quả kinh doanh, ông Lưu Trung Thái cho hay, không chỉ MB mà các ngân hàng lớn đều thận trọng, một phần vì chủ trương của NHNN năm nay là phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng, trong đó có 2 việc là tiết giảm chi phí và giảm lãi suất cho vay. 

3 năm qua MB có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bình quân 25 - 30%. Năm nay, ngân hàng thận trọng về tăng trưởng lợi nhuận do phải thực hiện hỗ trợ khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Dù vậy, CEO MB khẳng định, nếu tình hình tốt hơn trong 6 tháng cuối năm thì MB sẽ phấn đấu kết quả kinh doanh bằng năm ngoái, đồng thời tích luỹ cho sự bứt phá tốt hơn trong năm sau.

Đại hội cổ đông MB sáng nay đã thông qua tất cả tờ trình với tỷ lệ đồng thuận cao.

Cổ đông lo nợ xấu của Mcredit

Tại ĐHCĐ sáng nay, ban lãnh đạo MB nhận được khá nhiều câu hỏi của cổ đông, tập trung vào vấn đề nợ xấu, tăng vốn, quản lý chi phí…

Trước nhận xét của cổ đông cho rằng, ngân hàng quản lý chi phí chưa tốt, nhiều khoản đầu tư không hiệu quả, ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc MB khẳng định, quản lý chi phí là vấn đề quan trọng hàng đầu với ngân hàng.

Ngân hàng đã quản lý chi phí rất tốt, năm 2019, tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu (CIR) của MB là 37%, là 1 trong những ngân hàng có CIR hoạt động thấp trên thị trường. Năm 2020, kế hoạch CIR ở mức 35,5 - 36,5%, giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm”.

Với việc tăng vốn, nhiều cổ đông tỏ ra sốt ruột vì tốc độ tăng vốn của MB quá chậm. Song ông Lưu Trung Thái cho rằng, việc tăng vốn phải phù hợp với tăng trưởng quy mô hoạt động của ngân hàng, nếu không sẽ làm giảm hệ số ROE và không đảm bảo chia cổ tức cho cổ đông.

Thông tin tại ĐHCĐ, lãnh đạo MB cũng cho biết, 5 tháng đầu năm nay, ngân hàng đạt doanh thu hơn 8.100 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của 5 tháng riêng ngân hàng mẹ là 3.964 tỷ đồng, tăng trưởng 5%. Ông Thái nhận định, lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt kế hoạch đề ra và chỉ giảm 2-3% so với cùng kỳ năm ngoái.  Việc cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19 khiến gần 7000 tỷ đồng dư nợ của MB bị ảnh hưởng, dẫn tới lợi nhuận dự kiến giảm 10% trong năm nay.

Liên quan đến khoản nợ xấu tại MCredit khiến tổng nợ xấu của MB tăng, có cổ đông đặt câu hỏi, liệu có phải MB hi sinh nợ xấu vì lợi nhuận, bà Vũ Thị Hải Phượng, Phó Chủ tịch HĐQT MB kiêm Chủ tịch MCredit khẳng định, MCredit được xác định là một trong những trụ cột lợi nhuận của MB thời gian tới. Tuy nợ xấu của MCredit cao hơn nợ xấu của MB nhưng điều này là bình thường công ty hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. Theo thông lệ thế giới, nợ xấu của công ty tài chính dưới 10% là bình thường, dưới 5% là tốt. Trong 5 tháng đầu năm, MCredit đạt lợi nhuận 120 tỷ đồng, nợ xấu dưới 4%.

Tuy nhiên, bà Phượng cũng cho hay, MCredit đang cơ cấu lại, kiện toàn bộ máy tổ chức để phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Công ty cũng xây dựng hệ thống định hình mô hình tài chính tiêu dùng nhân văn. Về sản phẩm, công ty đang định hướng giảm dần tỷ lệ cho vay tiền mặt từ 60% hiện nay tiếp tục giảm xuống, từ đó sẽ giảm nợ xấu, tăng tỷ trọng cho vay trả góp. Công ty cũng sẽ tăng cường áp dụng công nghệ vào nhắc nợ tự động, phân tích hành vi khách hàng, chấm điểm tín dụng… nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động. Từ đầu năm đến nay, MCredit  cắt giảm trên 500 nhân sự để giảm chi phí.

Nói thêm về kết quả kinh doanh, ông Lưu Trung Thái cho hay, không chỉ MB mà các ngân hàng lớn đều thận trọng, một phần vì chủ trương của NHNN năm nay là phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng, trong đó có 2 việc là tiết giảm chi phí và giảm lãi suất cho vay. 

3 năm qua MB có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bình quân 25 - 30%. Năm nay, ngân hàng thận trọng về tăng trưởng lợi nhuận do phải thực hiện hỗ trợ khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Dù vậy, CEO MB khẳng định, nếu tình hình tốt hơn trong 6 tháng cuối năm thì MB sẽ phấn đấu kết quả kinh doanh bằng năm ngoái, đồng thời tích luỹ cho sự bứt phá tốt hơn trong năm sau.

MB chia sạch cổ phiếu quỹ: Giải pháp khi “của để dành” sắp bay hơi?
Luật chứng khoán mới có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021 yêu cầu các doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình phải làm thủ tục giảm vốn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư