
-
Tín dụng nửa cuối năm: Chủ yếu dựa vào bất động sản và đầu tư công
-
Giá vàng đồng loạt đi xuống
-
UOB: Tỷ giá sẽ giảm về cuối năm
-
Loại bỏ 86 triệu tài khoản "chết", giảm mạnh lừa đảo nhờ xác thực sinh trắc học
-
Tỷ giá hạ nhiệt bất chấp đồng USD phục hồi -
Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 18,47%
Năm 2024, Saigonbank đề ra mục tiêu hoàn thiện phê duyệt Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Saigonbank đề ra mục tiêu đến cuối năm 2024 đạt tổng tài sản 32.300 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Vốn huy động và dư nợ cho vay đạt lần lượt 27.300 tỷ đồng và 23.000 tỷ đồng, tăng 3% và 12,87% so với đầu năm.
Nợ xấu kiểm soát theo quy định dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đề ra là 368 tỷ đồng, tăng gần 11% so với kết quả 2023.
Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt 266,8 tỷ đồng. Riêng quý IV/2023, lợi nhuận sau thuế của Saigonbank đạt 66,9 tỷ đồng, gấp gần 80 lần so với cùng kỳ năm trước, nhờ mức tăng đột biến trong thu nhập khác và chi phí hoạt động giảm.
![]() |
ĐHCĐ Saigonbank |
Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của SaigonBank tăng 13,7% so với đầu năm, đạt 31.501 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6,7%, là kết quả thấp hơn trung bình toàn ngành. Tiền gửi ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn, đạt 14,9% và số dư 23.557 tỷ đồng.
Số dư nợ xấu của ngân hàng chỉ tăng 1,7% so với đầu năm, khiến tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,01%, là mức thấp nhất kể từ quý II/2022. Ngân hàng này cho biết, năm 2023, số tiền thu các khoản nợ đã được xử lý, bù đắp bằng nguồn rủi ro là 189,5 tỷ đồng, tăng 114% so với năm ngoái.
Năm 2023, Saigonbank thu được hơn 332 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và gần 267 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau khi trích lập các quỹ và dự phòng, Saigonbank còn lại gần 227 tỷ đồng. HĐQT Saigonbank trình ĐHĐCĐ quyết định việc trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động, quỹ của người quản lý và dành nguồn tăng vốn điều lệ dưới hình thức phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông.
Saigonbank đã có thông báo 24/04/2024 là ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, Ngân hàng dự kiến phát hành 30,8 triệu cp để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10% (sở hữu 100 cp được nhận 10 cp mới). Tổng giá trị phát hành là 308 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế lũy kế còn lại qua các năm (từ 2016 trở về trước, năm 2017-2021) và lợi nhuận sau thuế năm 2022 sau khi trích các quỹ.
Trước đó, vào cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ năm 2023 của Saigonbank.
Theo đó, NHNN chấp thuận cho SaigonBank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 308 tỷ đồng, dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu được ĐHĐCĐ thông qua. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của SGB sẽ tăng từ 3.080 tỷ đồng lên 3.388 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng có mức vốn thấp nhất trong hệ thống ngân hàng hiện nay.

-
Giá vàng đồng loạt đi xuống -
UOB: Tỷ giá sẽ giảm về cuối năm -
Loại bỏ 86 triệu tài khoản "chết", giảm mạnh lừa đảo nhờ xác thực sinh trắc học -
Tỷ giá hạ nhiệt bất chấp đồng USD phục hồi -
Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 18,47% -
NHNN nhận định về tỷ giá, lãi suất, vàng nửa cuối năm -
Cởi trói thị trường vàng sẽ thu hẹp chênh lệch giá
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045