Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 10 tháng 09 năm 2024,
ĐHĐCĐ Biwase: Sửa điều lệ về ngành nghề kinh doanh để đón nhà đầu tư ngoại
Duy Bắc - Lê Toàn - 31/03/2023 12:02
 
Sáng ngày 31/3, CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE – sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Ông Trần Chiến Công, Tổng giám đốc thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022

Trong năm 2022, Biwase ghi nhận lợi nhuận 681,6 tỷ đồng. Trong đó, Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2022 là 13% bằng tiền, tương ứng 250,8 tỷ đồng; trích các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng của người quản lý tổng cộng 354,44 tỷ đồng; còn lại 76,38 tỷ đồng được chuyển sang năm sau.

Như vậy, tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích luỹ cả năm trước và năm nay là 210,6 tỷ đồng.

Ông Tạ Trọng Hiệp trình cổ đông kế hoạch thay đổi Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027

Công ty trình cổ đông miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát đối với ông Tăng Tố Vân (sinh năm 1972), bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1984) theo đề cử của nhóm cổ đông CTCP Nước Thủ Dầu Một, đơn vị sở hữu 37,42% vốn điều lệ tại Biwase.

Được biết, bà Nguyễn Thị Thu Trang sinh năm 1984, trình độ cử nhân kinh tế, chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Trước khi được bổ nhiệm, từ tháng 11/2015 tới nay, bà Nguyễn Thị Thu Trang đang giữ chức nhân viên phòng Kế hoạch - vật tư, kiêm nhiệm thành viên Ban công bố thông tin, Quan hệ cổ đông – Nhà đầu tư, hỗ trợ pháp lý Biwase.

Ông Nguyễn Văn Thiền trình cổ đông kế hoạch tăng vốn và phân phối lợi nhuận năm 2023 (Ảnh: Lê Toàn).
Ông Nguyễn Văn Thiền trình cổ đông kế hoạch tăng vốn và phân phối lợi nhuận năm 2023 (Ảnh: Lê Toàn).

Ông Nguyễn Văn Thiền trình cổ đông kế hoạch tăng vốn và phân phối lợi nhuận năm 2023

Công ty trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để trả cổ tức năm 2023, tỷ lệ 100:14, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 14 cổ phiếu mới và dự kiến triển khai trong năm 2023-2024.

Nếu phát hành thành công, Công ty sẽ phát hành thêm hơn 27 triệu cổ phiếu để nâng vốn điều lệ từ 1.929,2 tỷ đồng lên 2.199,3 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023, Công ty dự kiến cổ tức năm 2023 sẽ là 14% bằng cổ phiếu.

Ông Trần Chiến Công thông qua tờ trình sửa đổi tên Công ty, điều lệ

Công ty trình cổ đông đổi tên công ty từ CTCP Nước – Môi trường Bình Dương sang tên CTCP - Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương.

Công ty cũng bổ sung chỉnh sửa điều lệ về ngành nghề kinh doanh với lý do điều chỉnh để nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường. Đồng thời, sửa ngành nghề để bổ sung cho phù hợp với hoạt động chi nhánh xử lý chất thải…

Chủ tịch Nguyễn Văn Thiền trả lời tất cả câu hỏi của cổ đông:

Chủ tịch Nguyễn Văn Thiện trả lời tất cả câu hỏi của cổ đông (Ảnh: Lê Toàn).
Chủ tịch Nguyễn Văn Thiền trả lời tất cả câu hỏi của cổ đông (Ảnh: Lê Toàn).


Tiền năng xử lý rác

Lợi nhuận định mức của ngành là 5%, nếu ông nào giỏi, sử dụng tốt hơn, lãi hơn. Nếu ai yếu, sẽ lỗ, thiếu gì công ty thua lỗ phải bán công ty.

Nếu công ty không phải khai thác được điểm này thì làm ăn không hiệu quả, Công ty muốn làm ăn hơn 5%, công ty phải tiết kiệm chi tiêu thấp hơn mức cho phép, muốn vậy phải có bộ não giỏi. Hiện tại, việc này Biwase đang làm hiệu quả hơn doanh nghiệp trong ngành.

Công ty ước tính tình hình kinh doanh quý I/2023?

Sản lượng nước quý I/2023 không bằng năm trước do kỳ nghỉ Tết hơi dài, nhưng đang có dấu hiệu hồi phục. Bây giờ mới có dấu hiệu phục hồi, cho nên Công ty đặt kế hoạch tỷ lệ tăng trưởng nhẹ trong năm 2023, kế hoạch như vậy là cao hơn so với nhiều công ty cấp nước đề nghị kế hoạch kinh doanh đi ngang, không tăng trưởng.

Công ty sẽ tìm thêm giải pháp tăng trưởng, làm dịch vụ khách hàng tốt sẽ có nhiều người đồng hành, sử dụng dịch vụ của mình.

Làm sao tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn, có tăng trưởng là tốt, cổ tức không giảm, vốn thì chắc ăn. 

Nói thêm về các thành viên, ông Thiền chia sẻ sự đóng góp của các thành viên như Cấp nước Đồng Nai, cổ tức đóng góp tốt; Cần Thơ cũng đóng góp tích cực…

Công ty sẽ mở ra cơ hội trong tương lai, năm sau báo cáo hợp nhất sẽ khủng, tiềm năng. Nhà đầu tư yên tâm, đầu tư vào Biwase, tương đối ổn định và phát triển bền vững.

"Công ty vừa vào Quảng Bình, sắp xong, ở đây nhiều dân chưa sử dụng nước, dân gần biển, nhiều làng ven biển không có nước ngọt, họ lấy nước mưa,… lấy nước nhiễm mặn. Khi vào Biwase, sẽ xây dựng hệ thống, giảm tỷ lệ thất thoát nước", ông Thiền nhấn mạnh.

Kế hoạch huy động vốn cụ thể?

Công ty sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2023 là một dạng tăng vốn điều lệ, công ty để dành tiền tại quỹ.

Thêm nữa, tiền tại quỹ sẽ được gửi ngân hàng, số tiền này giúp công ty dễ dàng vay vốn, ngân hàng sẽ năn nỉ cho vay với lãi suất cạnh tranh. Tiền Công ty mua ở Cần Thơ, Long An chưa phải đi vay, toàn bộ sẽ là vốn chủ sở hữu.

Dự án khu xử lý rác rắn Tân Long, tiến độ triển khai?

Công ty đã ghi nhớ với một công ty của Nhật chia sẻ kinh nghiệm và xử lý. Tại dự án Tân Long, Công ty đang tiến tới bước cuối cùng để trả tiền đất và triển khai dự án.

Trước cổ phần hoá công ty cao su, tỉnh Bình Dương đã lấy quỹ đất để xử lý rác thải, vì vậy quỹ đất đã có sẵn. Hiện tại, Công ty đã thiết kế xong quy hoạch phân khu chức năng, chuẩn bị khả năng năm nay sẽ xong tại dự án. Nhà máy cũ của Công ty vẫn còn tuổi thọ từ 10 đến 15 năm, nên Công ty không lo khó khăn xử lý rác thải cho Bình Dương.

Tương lai, nếu Biwase tiếp nhận xong dự án Tân Long, tỉnh Bình Dương không lo về vấn đề xử lý rác thải.

Được biết, hiện nay nhiều đơn vị đánh giá cao hiệu quả công nghệ xử lý rác thải của Biwase.

Nguồn lực ở đâu để đâu để công ty mở rộng đầu tư? Và nói tham vọng của Công ty trong thời gian tới?

Chúng tôi đam mê đầu tư vào lĩnh vực nước, trong nhiều năm qua, trên thị trường Bình Dương, những nhà đầu tư hạ tầng, về cơ bản phát triển ổn định như Becamex phát triển hạ cơ sở, hạ tầng nước có Biwase… Trong những giai đoạn khó khăn, lĩnh vực hạ tầng kinh doanh tương đối ổn định.

Vấn đề xử lý và bảo vệ môi trường luôn duy trì đầu tư đều đều, nếu cân đối dòng tiền hợp lý thì sẽ an toàn. Nếu vốn không cân đối, cũng sẽ gặp khó, nếu vay 65-70%, lãi suất cao nữa và lực lượng tay nghề không có, điều này sẽ dẫn tới “chết” trong kinh doanh nước.

Được biết, Ngân hàng thương mại có thể cho vay tối đa 10 năm, ân hạn 1-2 năm, vì vậy chúng ta cần thấy nguồn vốn vay, vốn thường có, công ty sử dụng cơ cấu vốn 50:50, 50% là vốn chủ sở hữu và 50% là vốn vay, hoặc vốn tự có cao, lãi suất phải thấp nhất có thể.

Trước đây khi còn là công ty nhà nước, Công ty sử dụng đầu tư 80% cơ cấu vốn đến từ nguồn vốn ODA và Công ty được hai khoản vay này từ Đan Mạch và Hà Lan.

Sau này trở thành công ty nhân, Công ty vay lãi suất vẫn thấp, Công ty mới đạt lợi nhuận định mức 5% của Chính phủ. Toàn bộ đường ống nước ở Bình Dương trước năm 1980-1990, Công ty bỏ hết, thay mới. Trước năm 1990, Công ty tìm được vốn ODA, làm mới từ đầu mới quản lý được, vì vậy giảm được tỷ lệ thoát nước.

Nguồn lực Công ty phải sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Hiện tại, nguồn lục của Công ty từ tiền (đồng vốn) và con người. Trong đó, con người là quan trọng, Công ty có một trung tâm đào tạo cho lực lượng cán bộ mà công ty thấy triển vọng, phối hợp cơ sở đào tạo, đây là lực lượng có tay nghề, tăng năng động.

Dự kiến khi nào quay lại trả cổ tức cho nhà đầu tư?

Năm 2024 sẽ trả cổ tức bằng tiền.

Cổ đông Biwase thực hiện bỏ phiếu biểu quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (Ảnh: Lê Toàn).
Cổ đông Biwase thực hiện bỏ phiếu biểu quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (Ảnh: Lê Toàn).

Kết thúc Đại hội, tất cả các tờ trình đều được thông qua.

ĐHĐCĐ Biwase: Hoàn thiện hồ sơ pháp lý để thanh toán và chuyển chủ sở hữu các công ty mua lại của DNP Water
Sáng ngày 31/3, CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư