
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán
Mục tiêu lợi nhuận tham vọng: Lợi nhuận tăng 18%, chia cổ tức 15%
Phát biểu khai mạc, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, năm 2024, TPBank hoàn thành thắng lợi tất cả chỉ tiêu được ĐHĐCĐ giao, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về ngân hàng số. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 36%, thuộc nhóm cao nhất hệ thống ngân hàng.
![]() |
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank |
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2024. Tổng tài sản năm 2025 dự kiến đạt 450.000 tỷ đồng, tăng 7,6%. Huy động vốn dự kiến tăng 12,3% lên 420.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế tăng khoảng 20% lên 313.750 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thách thức, bất ổn, ông Đỗ Minh Phú thừa nhận, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên là tham vọng, thách thức, song cũng là trách nhiệm và quyết tâm của HĐQT, Ban điều hành.
"Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao, nếu nền kinh tế có biến động lớn thì sẽ xem xét điều chỉnh song mục tiêu đặt ra là sẽ cố gắng đạt được mức tăng trưởng này", ông Phú cho biết.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20% năm nay, TPBank thuộc nhóm ngân hàng thương mại được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống ngân hàng (ngoại trừ nhóm ngân hàng tham gia nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém).
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết thêm, trong bối cảnh thu nhập từ lãi ngày càng khó khăn, TPBank đang gia tăng tỷ trọng thu ngoài lãi. Năm 2024, lần đầu tiên thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ngân hàng đạt tới 30%. Trong bối cảnh đa phần các ngân hàng đều phụ thuộc vào thu nhập từ tín dụng (nhiều ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ tín dụng 85-90%) thì con số 70% của TPBank là rất đáng khích lệ.
Kết thúc quý I/2025, TPBank đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập thuần từ dịch vụ trở thành điểm sáng khi tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Đây là minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả, nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh.
Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường 1 đạt hơn 271.500 tỷ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỷ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng.
Liên quan đến việc tham gia tái cơ cấu Công ty tài chính cổ phần Handico (HAFIC), lãnh đạo TPBank cho biết, đây là nhiệm vụ kéo dài nhiều năm nay của TPBank và đang chờ phương án của NHNN để tham gia hỗ trợ. Trong quý I/2024, TPBank cũng hoàn thành mua lại Công ty cổ phần quản lý quỹ Việt Cát (VFC) với tỷ lệ nắm giữ cổ phần hiện là 99,9%. Tính đến hết năm 2024, TPBank sở hữu 9,01% vốn tại Công ty cổ phần chứng khoán Tiên Phong (TPS), giá trị góp vốn thực là 270,3 tỷ đồng. Hiện Việt Cát là công ty con nằm trong hệ sinh thái của TPBank.
Mạnh tay đổi mới công nghệ, có thể giảm thêm 300-500 nhân viên
Để đạt mục tiêu tăng trưởng tham vọng, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, ngay từ đầu năm 2025, ngân hàng đã đặt mục tiêu đổi mới toàn diện, bao gồm: Đổi mới về cơ cấu tổ chức, quy trình quy định, đổi mới cả lĩnh vực nền tảng là các hoạt động về ngân hàng số; đổi mới phương thức kinh doanh. Việc đổi mới nhằm tối ưu hóa, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
![]() |
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết thêm, TPBank là ngân hàng đi đầu trong chuyển hướng thành ngân hàng số và đang tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về ngân hàng số. Việc tiếp tục số hóa, áp dụng công nghệ đã giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí, nhờ đó CIR của ngân hàng năm 2024 giảm còn gần 35% (từ mức hơn 41% năm 2023).
Trong năm 2024, TPBank đã bổ sung 500 robot để tự động hóa quy trình nhờ vậy tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực. Theo đó, năm 2024, kế hoạch của ngân hàng là quy mô nhân sự có thể đạt 8.200 người song thực tế, đến cuối năm 2024, nhân sự của ngân hàng chỉ 7.700 người mà vẫn hoàn thành mọi mục tiêu tăng trưởng.
Năm 2025, ngân hàng tiếp tục đổi mới công nghệ, ứng dụng AI trong hoạt động để đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy. Dự kiến, việc đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy sẽ giúp TPBank tiết giảm thêm 300-500 nhân sự, nhờ vậy sẽ tiếp tục tiết giảm thêm chi phí vận hành, tối ưu hóa hoạt động.
Không chỉ giảm chi phí, việc áp dụng công nghệ mới cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng. Năm 2024, TPBank có khoảng 1,3 tỷ giao dịch trên kênh số (hơn 100 triệu giao dịch mỗi tháng), trên 98% lượng giao dịch tại TPBank diễn ra trên kênh số.
"Kênh số trước đây không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng mà chủ yếu để gia tăng tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, kết hợp với thương mại điện tử, chuyển đổi số, kênh số đang mở ra cơ hội và tiềm năng to lớn cho các ngân hàng, ngân hàng nào đi trước sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn", Tổng giám đốc Nguyễn Hưng nhận định.
Đến cuối năm 2024, TPBank đã sở hữu tới 14,1 triệu khách hàng. Cách đây 2 năm, TPBank đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và triển khai cho vay trên kênh số. Đến nay, ngân hàng đã có 4,5 triệu khách hàng vay vốn trên kênh số. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trên kênh số đã đủ bù đắp chi phí đầu tư công nghệ và bắt đầu đóng góp tốt cả về phí và lãi cho ngân hàng.
Theo Tổng giám đốc TPBank, nếu với mô hình kinh doanh truyền thống, nợ xấu cho vay tiêu dùng ở mức 10% là con số có thể chấp nhận được thì khi cho vay trên kênh số, nợ xấu cho vay tiêu dùng của TPBank chỉ ở trên dưới 2%. Không chỉ kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn mà việc sử dụng AI để chấm điểm giúp ngân hàng xử lý được lượng lớn khoản vay cùng lúc, giải ngân khoản vay trong vòng vài tiếng. Theo đánh giá của lãnh đạo TPBank, cho vay trên kênh số vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển bởi nhu cầu của thị trường rất lớn.
Chuyển đổi số mạnh mẽ cũng giúp TPBank trở thành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao nhất hệ thống. Năm 2024, CASA của TPBank tăng 14,4%. Hiện CASA chiếm 22% tổng vốn huy động của TPBank. Trong bối cảnh nguồn vốn của các ngân hàng đều phụ thuộc vào tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế - đa phần là tiền gửi có kỳ hạn - những ngân hàng có tỷ lệ CASA cao như TPBank sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí vốn, từ đó giảm lãi vay theo chủ trương của Chính phủ mà vẫn giữ được biên lợi nhuận.
Ba năm liên tiếp chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông, tăng thêm vốn điều lệ
Một trong những tờ trình được cổ đông quan tâm nhất tại ĐHĐCĐ TPBank năm nay là Tờ trình về phương án chi trả cổ tức tiền mặt và phương án tăng vốn điều lệ năm 2025.
Theo đó, TPBank đề xuất chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng) từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2024, theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán của Ngân hàng. Sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt, HĐQT sẽ quyết định thời gian thực hiện cụ thể, đảm bảo phù hợp với quy định.
HDDQT cũng đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, thông qua phát hành hơn 132 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cổ phiếu phát hành để trả cổ tức không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2024, theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán của Ngân hàng.
Sau phát hành, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng tối đa 1.320,9 tỷ đồng, từ 26.420 tỷ đồng lên hơn 27.740 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, TPBank thực hiện chia cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, HĐQT cũng làm cổ đông tham dự hết sức phấn khởi khi bất ngờ công bố phương án chi cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu ngay tại Đại hội.
Trước đó, năm 2023, nhà băng này cũng đã dành 4.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng) và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 39,19% cho cổ đông.
Chủ tịch, CEO trả lời thẳng thắn loạt vấn đề "nóng"
Tại phần thảo luận, cổ đông đặt câu hỏi về ảnh hưởng của thương chiến tới tăng trưởng của TPBank cũng như động lực tăng trưởng tín dụng.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho hay, thị trường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ, đang gặp nhiều khó khăn do những yếu tố từ chiến tranh thương mại và thuế quan. Tổng dư nợ tín dụng của TPBank đối với các khách hàng XNK có liên quan đến thị trường xuất khẩu sang Mỹ khoảng 10.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh số từ thị trường Mỹ cũng chỉ chiếm dưới 20% của các doanh nghiệp này, vì vậy mức độ ảnh hưởng không quá lớn. Tuy vậy, ngân hàng cũng đã lên các kịch bản ứng phó trong trường hợp thị trường xảy ra các phản ứng dây chuyền bởi chính sách thuế.
Về tăng trưởng tín dụng, năm nay, TPBank được Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức 15,85%, cao hơn mức định hướng toàn ngành. Chưa kể còn có thể có điều chỉnh, vì vậy, ngân hàng không lo lắng về việc thiếu room tín dụng trong thời gian tới.
"Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong quý 1 đạt 3,6%, so với mức trung bình toàn ngành chỉ đạt 2,5%, cho thấy mức tăng trưởng của chúng tôi cao hơn khá nhiều. Đến gần đây, tín dụng đã tăng 4,5%. Phần lớn tín dụng được giải ngân vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng như mua nhà, mua xe,… Các dự án lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, hiện vẫn chưa có sự rõ ràng về triển khai phát triển, vì vậy ngân hàng vẫn duy trì sự thận trọng trong việc cho vay. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi đúng định hướng, đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện một cách an toàn và bền vững", ông Nguyễn Hưng cho biết.
Liên quan tới câu hỏi của cổ đông về “lô trái phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (mã HQNCH2124005), Tổng Giám đốc TPBank khẳng định CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CASC) là đại lý phát hành, đại lý đăng ký lưu ký, đại diện người sở hữu trái phiếu. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Tân Định là đại lý quản lý tài sản bảo đảm. TPBank không liên quan đến lô trái phiếu này.Cổ đông cho rằng, vào tháng 5/2021, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đảm nhận tư cách đơn vị tư vấn phát hành đối với lô trái phiếu có mã HQNCH2124005. Cổ đông cho rằng TPBank có góp vốn vào TPS nên phải có trách nhiệm.Tuy vậy, Tổng Giám đốc TPBank cho rằng, cổ đông mua lô trái phiếu từ nguồn nào thì cần làm việc với đơn vị đó để tìm cách giải quyết. TPBank chỉ là người góp vốn vào TPS và chỉ chiếm 9,01% vốn của công ty nên TPS không phải là công ty con hay công ty liên kết của TPBank.
"Ngân hàng không liên quan nên dù muốn cũng không giải quyết được", ông Nguyễn Hưng khẳng định.
Tại Đại hội, có cổ đông đặt câu hỏi về kế hoạch mời cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông Đỗ Minh Phú cho biết, hiện TPBank đã kín room ngoại. Tuy nhiên, nếu TPBank được tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài, ông Phú tin tưởng TPBank là ngân hàng có sức hấp dẫn với NĐT nước ngoài.
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán -
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững -
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025 -
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh -
Global Finance năm thứ 2 liên tiếp vinh danh Techcombank là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" -
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý đầu năm 2025
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch