-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Ngày 22/3, Tây Ban Nha thông báo 394 ca tử vong mới, tăng 30% so với một ngày trước, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 1.720 người, khiến Tây Ban Nha trở thành nước có số ca tử vong lớn thứ hai ở châu Âu, sau Italy.
Số ca nhiễm được xác nhận đã tăng 3.646 ca, tức 14,6%, lên mức 28.572 người, trong đó 1.785 ca trong tình trạng nguy kịch.
Bộ Y tế nước này cảnh báo số ca nhiễm có thể còn tăng trong những ngày tới, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện.
Cùng ngày, Chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 15 ngày trong nỗ lực đối phó dịch.
Tại cuộc họp trực tuyến, Thủ tướng Pedro Sanchez đã truyền đạt quyết định này tới các lãnh đạo khu vực.
Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 15 ngày từ 14/3, trong đó có biện pháp cấm người dân rời khỏi nhà trừ các trường hợp bất khả kháng. Lực lượng an ninh và cảnh sát giám sát việc thực thi.
Theo số liệu cập nhật, tổng số ca nhiễm tại châu Âu hiện đã lên tới hơn 150.000 ca. Trong ngày 22/3, đảo Síp và Kosovo cũng đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã hoàn thành tập kết 9 máy bay vận tải Il-76 tại một sân bay ở ngoại ô Moskva để sẵn sàng đưa lực lượng và phương tiện của Bộ tham gia hỗ trợ Italy trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Thông cáo cho biết các lực lượng không quân vận tải Nga đã được lệnh tập kết và sẵn sàng nhận nhiệm vụ ngay trong đêm 21/3.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Italy để thảo luận kế hoạch sử dụng không quân Nga để đưa người và phương tiện hỗ trợ Italy chống lại dịch tại nước này.
Trong diễn biến liên quan tới dịch bệnh COVID-19, theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia thông báo ngày 22/3 nước này phát hiện thêm 123 ca nhiễm bệnh SARS-Cov-2 cùng hai bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.306 ca và số người tử vong vì dịch này lên 10 người.
Phát biểu tại họp báo thường ngày, ông Noor Hisham, quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, cho biết hiện có 46 bệnh nhân đang trong phòng điều trị đặc biệt, trong đó 22 người phải dùng thiết bị hỗ trợ thở.
Hai bệnh nhân mới tử vong gồm một bác sỹ 48 tuổi từng đi du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ và một người đàn ông 74 tuổi đã tham gia lễ hội truyền giáo trên.
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cùng ngày cho biết ông đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-Cov-2. Tuy nhiên, ông khẳng định mình sẽ tiếp tục tự cách ly đủ 14 ngày.
Trước đó, ngày 19/3 báo The Star dẫn nguồn tin thân cận với ông Mahathir cho biết vị cựu Thủ tướng đang tự cách ly tại nhà sau khi tiếp xúc gần với một nghị sĩ dương tính với SARS-CoV-2./.
-
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm -
Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2%
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang