-
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra -
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
Nhu cầu về cuộc sống an toàn ngày càng cao, mọi người càng cảm nhận được giá trị của một bàn tay xoa dịu cho những tổn thương bởi những rủi ro có thể xẩy đến bất cứ lúc nào. Dịch vụ bảo hiểm với vai trò là công cụ chia sẻ rủi ro trong cộng đồng đang được xã hội nhận thức rõ ràng hơn.
MIC đã có sự tăng trưởng ấn tượng thời gian qua nhờ có sự chuẩn bị và đầu tư bài bản. |
Bảo hiểm, điểm tựa của cộng đồng
Hồi đầu năm 2020, thảm họa lũ lụt đã khiến cho hàng nghìn cư dân ở đảo Nam của New Zealand phải đi sơ tán khiến cho hàng trăm khách du lịch bị mắc kẹt. Tuy vậy, nỗi đau của người dân cũng được xoa dịu phần nào khi các công ty bảo hiểm chi trả tổn thất từ trận lũ lụt này số tiền lên tới 12 triệu USD.
Ngoài thiên tai, rủi ro từ dịch bệnh cũng là đề tài được nhắc đến nhiều hơn kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Trường hợp tại Việt Nam liên quan đến ca bệnh Covid-19 só 91 là phi công người Anh (ca bệnh Covid-19 phải điều trị phức tạp nhất tại Việt Nam) đã được bảo hiểm bồi thường số tiền lên tới hơn 4,5 tỷ đồng cho chi phí điều trị.
Những câu chuyện tương tự trên có thể nói lên phần nào ý nghĩa của việc chia sẻ rủi ro: Khi rủi ro xảy ra với một số người nào đó, việc cả xã hội cùng chung tay che chở thì những tổn thương cả về vật chất và tinh thần cũng dễ lắng dịu hơn. Dịch vụ bảo hiểm theo đó đã được người dân dần quan tâm nhiều hơn như một công cụ văn minh của nền kinh tế giúp san sẻ rủi ro trong cộng đồng.
Xu hướng này được thể hiện rõ ràng qua con số sống động, ngay cả khi nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn thì tăng trưởng của ngành bảo hiểm vẫn duy trì đà tăng tốc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020. Riêng khu vực dịch vụ chỉ tăng trưởng rất thấp 0,57%, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tăng trưởng 7%, gấp gần 4 lần tốc độ tăng trưởng GDP và gấp hơn 12 lần tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Cũng theo ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, bảo hiểm sức khỏe có doanh thu đạt 8.051 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30%, tăng trưởng 8%.
Thành quả từ sự đầu tư đúng hướng
Bên cạnh sự nhận thức tốt hơn của xã hội về vai trò của dịch vụ bảo hiểm, việc thị trường bảo hiểm đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngay cả trong khó khăn mùa dịch Covid-19 còn nhờ kết quả đầu tư rất bài bản của một số doanh nghiệp ngành này, đặc biệt đầu tư nghiên cứu sản phẩm và nền tảng công nghệ.
Một trong những doanh nghiệp đã rất thành công trong hoạt động đầu tư thời gian qua là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).
Trong 6 tháng đầu năm 2020, MIC ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của nghiệp vụ bảo hiểm con người với 123% (gấp 2,2 lần) so với cùng kỳ 2019 con số khẳng định sự quan tâm của cộng đồng đến sức khỏe với các sản phẩm: MIC CARE, Bảo hiểm Ung thư MIC MIRACLE, Bảo hiểm học sinh… Điều này cho thấy sự đầu tư đúng đắn trong nghiên cứu sản phẩm đáp ứng mong muốn của cộng đồng.
Với sứ mệnh là “Điểm tựa vững chắc” cho khách hàng bằng chính sản phẩm dịch vụ tốt nhất. MIC tự hào trở thành người bảo vệ cho hàng triệu khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời và nhận được sự tin tưởng của các thương hiệu lớn như: VIETTEL, MB, YAMAHA, SAMSUNG, Thế Giới Di Động, MSB, AB BANK, ACB, HDBANK, TECHCOMBANK, VIB, TPBANK, PVCOMBANK,….
Bên cạnh đó việc đón đầu xu thế bảo hiểm số, MIC đã mạnh dạn xây dựng nền tảng công nghệ mang tới khách hàng những trải nghiệm hoàn toàn mới về bảo hiểm. MIC tiên phong ứng dụng công nghệ bồi thường tự động đối với Bảo hiểm trễ chuyến bay, bỏ qua các thủ tục yêu cầu bảo hiểm như trước đây. Ngoài ra MIC cũng sử dụng mạng lưới liên kết đa kênh trên các ứng dụng giúp Quý khách có thể sở hữu Ấn chỉ điện tử bảo hiểm trong 30s dù ở bất cứ đâu.
Với sự đầu tư bài bản như trên, MIC là một trong những doanh nghiệp có sự tăng tốc kinh ngạc trong nửa đầu năm 2020, tạo ra sức kéo chung cho thị trường bảo hiểm. Phí bảo hiểm gốc của MIC 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tới 42,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ -
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư