-
Giá xăng dầu bật tăng từ 340 - 800 đồng/lít -
Thương mại Việt - Mỹ 10 tháng năm 2024 gần chạm mốc 111 tỷ USD -
Thị trường thực phẩm và đồ uống sôi động những tháng cuối năm -
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều cơ hội mới cho ngành bán lẻ và dịch vụ phi hàng không -
Xuất nhập khẩu gạo 10 tháng lập kỷ lục, vượt 6 tỷ USD
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD trong 10 tháng
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 10 tháng của năm 2024. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng 9; xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng 4,4%, với 35,59 tỷ USD và nhập khẩu đạt 33,6 tỷ USD, tăng 5,8%.
Lũy kế 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8%.
Xuất siêu trong 19 tháng đạt 23,3 tỷ USD, thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sự suy giảm nhẹ về thặng dư lại là chỉ dấu tốt, cho thấy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào vẫn gia tăng để đáp ứng cho các đơn hàng xuất khẩu từ nhiều thị trường. 10 tháng qua, nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng rất mạnh, tỷ lệ thuận với kim ngạch xuất khẩu.
Tín hiệu phục hồi kinh tế và tiêu dùng tại các nền kinh tế lớn đã và đang tiếp sức cho tăng trưởng thương mại của nước ta. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước tháng 10/2024 do Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công thương thực hiện cho biết, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến tích cực khi cả hai nền kinh tế đầu tàu là Mỹ và Trung Quốc đều có những chính sách mang tính bước ngoặt, quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ cùng nhiều chính sách hỗ trợ bất động sản nhằm vực dậy nền kinh tế. Trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất khá mạnh sau 4 năm. Trên thị trường hàng hóa, giá hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên liệu cơ bản giữ ổn định nhờ nguồn cung ngày càng được cải thiện.
Diễn biến tích cực về thương mại với các nền kinh tế lớn cho thấy rõ điều này. 10 tháng qua, trao đổi thương mại của Việt Nam với Mỹ vượt 110 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hơn 98,4 tỷ USD, nhập khẩu 12,3 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc cũng lập kỷ lục với 168,5 tỷ USD (xuất khẩu 50,8 tỷ USD, tăng 2,1% và nhập khẩu 117,7 tỷ USD, tăng 31,6).
Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng chuyển mình mạnh mẽ, trong đó phải kể đến EU, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản…
“Về đích” năm 2024 với 785 - 786 tỷ USD
Nhận định về tình hình xuất khẩu trong thời gian còn lại của năm 2024, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công thương) cho rằng: “Dù rủi ro còn không ít, xung đột địa chính trị làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng, giá cước vận tải biển cao..., nhưng xuất khẩu hàng hóa cuối năm vẫn còn dư địa tăng trưởng”.
Nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng và dệt may, giày dép, do các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn.
Theo dự báo mới được các nhà kinh tế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cập nhật, thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến tăng 2,7% trong năm 2024, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được các nhà kinh tế đưa ra hồi tháng 4/2024.
Nhìn vào tốc độ sản xuất và “trả đơn hàng” cho đối tác của nhiều ngành xuất khẩu lớn, có thể vững tâm, tin tưởng vào khả năng hoàn thành mục tiêu. Đến thời điểm này, đơn hàng xuất khẩu ngành dệt may quý IV/2024 và quý I/2025 cơ bản đã đủ, các doanh nghiệp đang dồn lực sản xuất để giao hàng đúng hẹn. Khả năng năm 2024, ngành dệt may có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 43 - 44 tỷ USD.
Với da giày, trên cơ sở doanh thu 22 tỷ USD đã đạt được trong 10 tháng và dự kiến 2 tháng còn lại của năm, mỗi tháng đạt 2,3 - 2,5 tỷ USD, toàn ngành phấn đấu về đích năm 2024 với doanh thu 26,5 - 27 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) đánh giá, triển vọng về thị trường vẫn đang tốt, nhất là những thị trường nhập khẩu nhiều giày dép, túi xách Việt Nam như Mỹ và các thị trường có FTA như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… Xuất khẩu sang các thị trường này đều đang tăng trưởng 2 con số.
Đặc biệt, hai ngành xuất khẩu tốp đầu là máy tính, điện thoại và linh kiện dự báo có thể mang về 126 - 126,5 tỷ USD trong năm nay.
Như vậy, với quy mô xuất nhập khẩu gần 648 tỷ USD sau 10 tháng, nếu 2 tháng còn lại duy trì mức 69 - 70 tỷ USD/tháng, xuất nhập khẩu cả năm nay sẽ cán đích 785 - 786 tỷ USD, vượt xa kỷ lục 732 tỷ USD thiết lập vào năm 2022.
-
Điểm sáng thương mại trong bức tranh kinh tế -
Tiếp tục xuất siêu lớn, 10 tháng đạt hơn 23,3 tỷ USD -
CPI tháng 10 tăng 0,33%, lạm phát vẫn được kiểm soát dưới 4% -
Thị trường thực phẩm và đồ uống sôi động những tháng cuối năm -
Gần 40 gian hàng sản phẩm tiêu biểu và OCOP chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình -
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều cơ hội mới cho ngành bán lẻ và dịch vụ phi hàng không -
Hà Nội tăng cường tổ chức các phiên chợ nông sản an toàn
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang
- Marriott International sẽ mang đến nhiều điểm lưu trú thú vị tại Việt Nam
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum