
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Hải Phòng trung bình cao, Hải Dương trung bình thấp và Hưng Yên nhóm cao
Theo kết quả Chỉ số PAPI 2023 được công bố vừa qua, Hưng Yên tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm cao; Hải Phòng sụt giảm thứ hạng so với năm 2022 và nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình cao; Hải Dương giữ vị trí trong nhóm trung bình thấp.
Năm 2023, Hải Phòng đạt 42,1143 điểm, giảm về số điểm và thứ hạng so với năm 2022 (43,6035 điểm). Trong 8 trục nội dung, với chỉ số cung ứng dịch vụ công đạt 7,99 điểm, địa phương này nằm trong nhóm tỉnh, thành phố đạt điểm cao toàn quốc. 2 chỉ số nằm trong nhóm trung bình cao là tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 4,98 điểm, quản trị điện tử đạt 3,39 điểm.
Bên cạnh đó, 2 chỉ số trong nhóm trung bình thấp là công khai minh bạch trong việc ra quyết định đạt 5,11 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân đạt 4,15 điểm. 3 chỉ số nằm trong nhóm thấp bao gồm: kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 6,33 điểm, thủ tục hành chính công đạt 6,94%, quản trị môi trường đạt 3,24%.
Nếu so với năm 2021, chỉ số về quản trị điện tử là điểm sáng của Hải Phòng khi tăng 21,38% điểm. Các chỉ số tham gia của người dân cấp cơ sở tăng 1,46% điểm, cung ứng dịch vụ công tăng 1,01% điểm, tiếp tục có sự cải thiện. Tuy nhiên, 5 chỉ số công khai trong việc ra quyết định ở địa phương, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công, quản trị môi trường có sự sụt giảm về điểm số.
Trong khi đó, với sự tăng nhẹ về điểm số, Hưng Yên tiếp tục nằm trong nhóm những tỉnh, thành phố đạt điểm cao trong cả nước. Chỉ số tổng hợp PAPI 2023 của tỉnh đạt 44,23 điểm, tăng 0,04 điểm so với năm 2022 (44,19 điểm). Có 5/8 trục nội dung tỉnh này nằm trong nhóm cao gồm: tham gia của người dân cơ sở đạt 5,46 điểm; công khai, minh bạch trong việc gia quyết định đạt 5,50 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân đạt 4,40 điểm, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 7,06 điểm.
Bên cạnh đó, 2 chỉ số nằm trong nhóm trung bình cao của Hưng Yên là cung ứng dịch vụ công đạt 7,61 điểm; quản trị điện tử đạt 3,22 điểm. 1 chỉ số nằm trong nhóm trung bình thấp là quản trị môi trường 3,43 điểm. Như vậy, Hưng Yên vẫn giữ được vị trí ở nhóm cao cả nước (từ 43,97 đến 46,05 điểm)
Trong khi Hải Phòng tụt hạng, Hưng Yên ở top cao, thì Hải Dương vẫn nằm ở vị trí nhóm như năm trước. Với tổng số 41,76 điểm, PAPI năm 2023 của Hải Dương vẫn thuộc nhóm trung bình thấp, giảm 0,38 điểm so với năm 2022 (42,14 điểm). Các chỉ số thành phần gồm: tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 4,94 điểm; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định đạt 5,04 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân 3,94 điểm; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 7,00 điểm; thủ tục hành chính công 6,78 điểm; cung ứng dịch vụ công 7,48 điểm; quản trị môi trường 3,21 điểm; quản trị điện tử 3,40 điểm.
Điểm sáng trong “quản trị điện tử”
Trong chủ trương cải cách hành chính, đưa chuyển đổi số vào thực tiễn, thì chỉ số “quản trị điện tử” của 3 địa phương trên đều có điểm số tăng so với năm trước. Chỉ số này đo lường các khía cạnh mang tính tương tác của chính quyền điện tử như: mức độ sẵn có, khả năng sử dụng và khả năng đáp ứng của dịch vụ công trực tuyến.
Cụ thể, so với năm 2021, Hải Phòng đạt 3,39 điểm (nhóm trung bình cao), tăng 21,38% điểm; Hưng Yên đạt 3,22 điểm (nhóm trung bình cao), tăng 7,66% điểm; Hải Dương đạt 3,40 điểm (thuộc nhóm cao), tăng 11,22% điểm.. Chỉ số nội dung này cũng cho biết mức độ tiếp cận thông tin về quy trình, thủ tục, chính sách mà người dân có nghĩa vụ thực hiện và điều kiện sử dụng Internet để người dân tham gia quản trị điện tử.
Từ năm 2023, hai tiêu chí mới được đưa vào nội dung thành phần “sử dụng cổng thông tin và dịch vụ công điện tử của chính quyền địa phương” nhằm đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính công toàn phần trên cổng dịch vụ công cấp tỉnh, gồm tỷ lệ người trả lời cho biết đã sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến của địa phương và tỷ lệ người trả lời cho biết đã có thể thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công của địa phương.

-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới