Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: VIC được "săn lùng", tăng gần 6% trong tuần
 
Thị trường có tuần mất điểm thứ 3 liên tiếp, VN-Index -2,3% xuống 960,78 điểm; HNX-Index -5,2% xuống 106,17 điểm. Các cổ phiếu được khuyến nghị đa số lình xình, PNJ, ACB đã sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, cũng có vài điểm sáng đi ngược thị trường như VIC, SCS, HAG.

BSC: Theo dõi ACV, mua khi chỉ số có phiên breakout khối lượng cải thiện vượt qua 96.000 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: tăng ngắn hạn, tích lũy lại.

- Chỉ báo xu hướng MACD: nằm dưới đường tín hiệu và mức 0

- Chỉ báo RSI, MFI: Xu hướng đi lên  

- Khối lượng giao dịch: tăng 200% so thanh khoản bình quân 20 phiên

Nhận định: Chỉ số phản ứng tốt với SMA200, lực cầu bắt đáy tốt giúp ACV duy trì xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn.

Các chỉ báo kỹ thuật cải thiện, tuy nhiên ACV đang bị nén giữa 2 đường SMA100 và SMA200.

Thanh khoản cải thiện tuy nhiên ACV chưa thể vượt được SMA100. Theo dõi ACV, mua khi chỉ số có phiên breakout khối lượng cải thiện vượt qua 96.000 đồng với mục tiêu 108.000 đồng/cổ phiếu trong ngắn hạn.

Trong tuần này, cổ phiếu ACV chỉ có 2 phiên tăng (0,9%; 3%), 3 phiên còn lại mất điểm (-3,1%; -0,4%; -1,1%).

Thanh khoản khớp lệnh trồi sụt, khi phiên cao nhất hơn 307.000 đơn vị, phiên thấp nhất có chưa đến 20.000 đơn vị.

Chốt tuần, ACV giảm nhẹ từ 92.000 đồng xuống 91.500 đồng/cổ phiếu, tương đương – 0,54%.

VCSC giữ khuyến nghị mua dành cho MWG

MWG công bố KQLN sơ bộ 5 tháng đầu năm 2018 với doanh thu và LNST tăng mạnh lần lượt 43% và 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả vượt bậc nói trên chủ yếu nhờ mảng điện tử tiêu dùng.Doanh thu từ mảng này tăng mạnh 88% nhờ doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu cao, mở thêm cửa hàng mới (tính đến cuối tháng 05/2018, MWG có 685 cửa hàng Điện Máy Xanh so với 642 cửa hàng vào cuối năm 2017), đóng góp từ các cửa hàng đã mở năm 2017 và hợp nhất chuỗi Trần Anh gồm 35 cửa hàng.

Thế giới Di động đạt tăng trưởng doanh thu 4% vì tốc độ mở mới đã chững lại, trong khi MWG tiếp tục chuyển đổi một số cửa hàng Thế giới Di động có doanh thu cao thành cửa hàng Điện Máy Xanh mini. Vì vậy, đến cuối tháng 5, số cửa hàng Thế giới Di động giảm xuống 1.061 từ 1.072 vào cuối năm 2017.

MWG cho biết tổng doanh thu từ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay và phụ kiện (tính chung cả Thế giới Di động và Điện Máy Xanh) trong 5 tháng đầu năm tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này là cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành.

Doanh thu online tăng mạnh 110% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 12% tổng doanh thu.

Tính đến cuối tháng 05/2018, Bách Hóa Xanh có 372 cửa hàng so với 283 cửa hàng vào cuối năm 2017. Con số này đang trên đà đạt mục tiêu 500 cửa hàng đến cuối năm 2018.

Quan trọng hơn, chúng tôi nhận thấy doanh thu trung bình từ mỗi cửa hàng/tháng có sự cải thiện đáng kể, ước đạt 880 triệu đồng trong tháng 05/2018 so với 750 triệu đồng trong tháng 04/2018 và trung bình 630 triệu đồng trong Quý 1.

Kết quả này nhờ ban lãnh đạo đã điều chỉnh chiến lược từ tháng 04/2018.

Cụ thể, các cửa hàng mới sẽ được mở ở các tuyến đường cấp 2, kết nối các tuyến đường lớn với khu dân cư và các cửa hàng này sẽ đi theo format chính của Bách Hóa Xanh, trong đó có diện tích lớn cho các sản phẩm tươi sống.

Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho MWG với giá mục tiêu 168.700 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 45,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,3%.

Trong tuần này, cổ phiếu MWG chỉ có 1 phiên tăng duy nhất đầu tuần (25/6), còn lại 4 phiên đều giảm (-0,7%; -1,7%; -2,8%, -0,6%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 440.000 đến hơn 800.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, MWG giảm từ 116.900 đồng xuống 114.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,48%.

VCSC khuyến nghị mua dành cho PNJ

KQKD 5 tháng 2018 của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ):

- LNST đã tăng 36% trong 5 tháng 2018 so với cùng kỳ 2017, đến từ mảng bán lẻ có biên LN cao.

Doanh thu bán lẻ tăng mạnh 44% nhờ tăng trưởng doanh số từ cửa hàng 23%, 27 cửa hàng PNJ Gold mới và đóng góp từ các cửa hàng mở trong năm 2017.

- Theo ban lãnh đạo, công ty có kế hoạch mở thêm 23 cửa hàng PNJ Gold mới, đưa tổng số cửa hàng lên 320 cửa hàng vào cuối năm 2018, phù hợp với dự báo của chúng tôi. - Ban lãnh đạo ước tính rằng doanh thu bán lẻ trong tháng 6/2018 sẽ tăng 35% YoY.

- Nhìn chung, PNJ hiện đang diễn biến phù hợp với dự báo của chúng tôi trong năm 2018, bao gồm mức tăng doanh thu bán lẻ 38% và LNST tăng 39%.

Chủ tịch HĐQT của PNJ lạc quan về chiến lược mở rộng của công ty tại miền Bắc, sau chuyến thăm thực tế đến các tỉnh thành nằm gần khu vực biên giới như Móng Cái, Lạng Sơn và Lào Cai.

Chủ tịch HĐQT PNJ khá bất ngờ với nhu cầu cao cho vàng trang sức thời trang, trong khi các khu vực này có rất ít cửa hàng bán lẻ vàng do nằm vùng xa xôi hẻo lánh. Diễn biến này củng cố niềm tin của PNJ về dư địa lớn để phát triển tại miền Bắc, nơi tỷ lệ thâm nhập của PNJ khá thấp so với miền Nam.

Ban lãnh đạo phủ nhận tin đồn gần đây liên quan đến Ngân hàng Đông Á:

- Truyền thông cho biết kết quả điều tra mở rộng chỉ ra vi phạm của Ngân hàng Đông Á về việc tham gia vào giao dịch vàng trái phép trước đây cùng với một số công ty tư nhân.

- Các tin đồn trên thị trường hôm nay ám chỉ PNJ là một trong số các công ty nói trên. Tuy nhiên, tại cuộc gặp gỡ nhà phân tích, Chủ tịch HĐQT PNJ cho biết rằng công ty tuyệt đối không hề tham gia vào các giao dịch trái phép nói trên.

Công ty dự kiến mở 4 cửa hàng chuyên bán đồng hồ thử nghiệm trong năm 2018, gồm 2 cửa hàng tại TP. HCM, 1 tại Hà Nội và 1 tại Đà Nẵng.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị MUA dành cho PNJ với giá mục tiêu 143.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 38%, bao gồm lợi suất cổ tức 2%.

Trong tuần này, cổ phiếu PNJ giảm trong cả 5 phiên, trong đó phiên 28/6 còn giảm sàn, (-1,4%; -1,3%; -5,1%; -5,9%; -3,7%).

Thanh khoản khớp lệnh trên dưới nửa triệu đơn vị/phiên, riêng phiên giảm sàn có gần 1 triệu đơn vị.

Chốt tuần, PNJ giảm từ 105.000 đồng xuống 87.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -17,1%.

VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho SCS

Trong tài liệu ĐHCĐ vừa công bố, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) đề xuất trả cổ tức bằng tiền mặt 6.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2017, lợi suất cổ tức 3,5%, gấp đôi dự kiến trước đó là 3.000 đồng/cổ phiếu.

Chúng tôi xin lưu ý rằng công ty đã trả 3.000 /cổ phiếu hồi đầu tháng 1.

Công ty dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 4.500 đồng/cổ phiếu cho năm 2018, tương ứng mức lợi suất cổ tức 2,6%.

SCS cũng tiếp tục khẳng định sẽ đạt mục tiêu năm 2018 đã công bố hồi tháng 3.

Công ty dự kiến doanh thu và lợi nhuận trước thuế sẽ tăng lần lượt 18% và 21,2%, giả định lượng hàng hóa vận chuyển đường quốc tế sẽ tăng 13,4% và trong nước tăng 10,8%.

Việc chuyển niêm yết sang sàn HOSE vẫn đang tạm bị hoãn lại. Gần đây công ty đã một lần nữa nộp hồ sơ xin phép.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho SCS với giá mục tiêu 185.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 8,9%, đã bao gồm lợi suất cổ tức 3,1%.

Trong tuần này, cổ phiếu SCS tăng 4 phiên liên tiếp kể từ đầu tuần (4,4%; 1,2%; 0,8%; 2,8%), trước khi đứng tham chiếu phiên cuối tuần.

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất có hơn 43.000 đơn vị, phiên thấp nhất chưa đến 10.000 đơn vị.

Chốt tuần, SCS tăng từ 175.000 đồng lên 184.400 đồng/cổ phiếu, tương đương +5,37%.

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PTB

Phú Tài là một doanh nghiệp tự nhân hoạt động khá hiệu quả ở 3 mảng chính là đá ốp lát - đồ gỗ - kinh doanh ô tô.

Trong đó, việc đầu tư bài bản dây chuyền sản xuất đá và đồ gỗ, cùng với kinh nghiệm quản lý sẽ giúp ích rất lớn cho công ty mở rộng thị trường và gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất.

Những dự án đang và sẽ triển khai sẽ đảm bảo một tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khoảng 39% trong giai đoạn 2018-2019.

Với mức EPS 2018 dự báo đạt 12.109 đồng, cổ phiếu PTB đang giao dịch tại mức P/E là 7,4 lần, mức định giá khá là hấp dẫn khi cổ phiếu PTB còn tiềm năng tăng trưởng.

Bên cạnh đó, thông tin chia cổ tức 2017 với tổng tỷ lệ lên đến 60% (50% cổ phiếu và 10% tiền mặt) vào cuối tháng 6 này cũng là một yếu tố tích cực cho cổ phiếu PTB.

Với những đánh giá trên, chúng tôi đánh giá cao triển vọng trung và dài hạn của PTB.

Theo kết quả định giá DCF, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá hợp lý là 131.180 đồng/cổ phiếu PTB, tiềm năng tăng giá là 45,8%.

Trong tuần này, cổ phiếu PTB có 2 phiên tăng vào đầu tuần và cuối tuần (2,8%; 0,2%), 3 phiên còn lại giảm (-2,7%; -2,3%; -3,6%). Thanh khoản khớp lệnh từ 40.000 đến 170.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, PTB giảm từ 59.340 đồng xuống 56.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -5,62%.

BSC khuyến nghị theo dõi cổ phiếu CTD

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy, nằm dưới SMA100.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Nằm trên mức 0

- Chỉ báo RSI: Trung lập

- Khối lượng giao dịch: giảm 60% so thanh khoản bình quân 20 phiên

Nhận định: Sau khi tạo 2 đáy (3/5 và 28/5), CTD đã hồi phục mạnh và gặp ngưỡng cản tại vùng giá 160.000-165.000 đồng cũng như đường SMA 100.

Trong những phiên tới, các đường MA của CTD sẽ có sự hội tụ như SMA20 cắt SMA100 từ dưới lên và đường SMA 50 đang có xu hướng tăng trở lại.

Các đường SMA đan chéo nhau nhiều khả năng sẽ tạo ra sự rung lắc mạnh và có thể khiến CTD giảm nhẹ sau đó tạo nền giá ở vùng 150.000-160.000 đồng.

BSC khuyến nghị theo dõi CTD khi cổ phiếu này tích lũy đi ngang tại vùng giá 150.000-160.000 đồng để tham gia trong chu kỳ tới.

Trong tuần này, cổ phiếu CTD có 3 phiên tăng (1,9%; 0,5%; 0,9%), xen giữa là 2 phiên giảm (-1,7%; -3,2%). Thanh khoản khớp lệnh từ 42.000 đến hơn 170.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, CTD giảm từ 155.000 đồng xuống 152.400 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,67%.

VCSC khuyến nghị mua dành cho QNS với giá mục tiêu 50.000 đồng

QNS: Việt Nam hoãn thi hành cam kết theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN về ngành đường, qua đó giảm áp lực đối với giá trong nước trong ngắn hạn, nhưng triển vọng trung hạn vẫn kém khả quan

Theo các nguồn truyền thông, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam cho biết Thủ tướng đã đồng ý áp dụng các biện pháp bảo hộ với ngành đường trong nước.

Cụ thể, Thủ tướng đã chấp thuận:

(1) giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu đường và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch ở mức 80% đến cuối năm 2019. Theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN, Việt Nam dự kiến sẽ phải bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường và đồng thời giảm thuế nhập khẩu từ 80% xuống 5% từ năm 2018 trở đi;

(2) tăng cường bài trừ đường nhập lậu, đặc biệt từ Thái Lan.

Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo gần đây nhất dành cho CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS), quyết định này nhiều khả năng sẽ khiến giá đường trong nước tiếp tục cao hơn so với giá thế giới đến hết năm 2019.

Ngoài ra, trong ngắn hạn, các thương lái nhiều khả năng sẽ có động lực tích trữ hàng sau khi giảm thu mua từ đầu năm đến nay với kỳ vọng giá mua tốt hơn từ việc thi hành cam kết của chính phủ đối với hiệp định này.

Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục thận trọng với dự báo giá bán đường của QNS trong bối cảnh giá đường thế giới có triển vọng kém khả quan.

Chúng tôi dự phóng giá bán trung bình của QNS năm 2018 sẽ là 9.800VND/kg, thấp hơn so với mức 10.000VND/kg trong tháng 4/2018, vì chúng tôi cho rằng QNS sẽ giảm giá từ nay đến cuối năm để giải quyết lượng hàng tồn kho lớn trong Quý 1/2018.

Chúng tôi dự báo sản lượng đường bán ra năm 2018 sẽ tăng mạnh hơn 50% so với năm 2017.

Sau năm 2018, chúng tôi giả định giá bán đường của QNS sẽ giảm 2%/năm do triển vọng giá đường thế giới kém khi sản lượng tại Ấn Độ và Thái Lan đạt mức kỷ lục.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA dành cho QNS với giá mục tiêu 50.000VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 37%, bao gồm lợi suất cổ tức 4%.

Chúng tôi cho rằng QNS có định giá thấp với PER 2018 là 9 lần, trong khi trên 80% lợi nhuận toàn công ty là từ mảng sữa đậu nành. Rủi ro chính là ban lãnh đạo tiếp tục phân bổ vốn thiếu hợp lý khi liên tục đầu tư vào mảng đường.

Trong tuần này, cổ phiếu QNS có 2 phiên tăng và đầu tuần và cuối tuần (0,8%; 0,8%) và 3 phiên còn lại giảm (-1,1%; -1,6%; -3,2%). Khớp lệnh mỗi phiên từ 43.000 đến hơn 280.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, QNS giảm từ 37.600 đồng xuống 36.600 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,65%.

VSCS khuyến nghị khả quan dành cho VIC

VIC: Ngày giao dịch không hưởng quyền cho đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu năm tài chính 2017 là 28/06

CTCP Tập đoàn Vingroup (VIC) công bố ngày 28/06/2018 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền đối với đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm tài chính 2017 tỷ lệ 100:21 (100 cổ phiếu hiện hữu sẽ nhận thêm 21 cổ phiếu mới).

Kế hoạch trả cổ tức cổ phiếu này đã được ĐHCĐ thường niên 2018 thông qua.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho VIC với tổng mức sinh lời 15,6%. Theo giá đóng cửa phiên 21/6, VIC đang giao dịch tại mức P/E 2018 là 50 lần và P/B là 8,1 lần.

Trong tuần này, cổ phiếu VIC có 3 phiên tăng (0,7%; 1,3%; 3,9%), 1 phiên giảm (-0,1%), và đứng tham chiếu phiên cuối tuần.

Thanh khoản khớp lệnh phiên cuối tuần cao nhất với gần 3 triệu đơn vị, phiên thấp nhất hơn nửa triệu đơn vị.

Tuần này, ngày 28/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1.000:210 của VIC.

Chốt tuần, VIC tăng từ 101.480 đồng lên 107.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +5,93%.

BSC: HAG sau khi hoàn thành mô hình 2 đáy ngắn đã hồi phục mạnh

Điểm nhấn kỹ thuật: - Xu hướng hiện tại: Hồi phục, vượt qua SMA50.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Tiếp cận mức 0

- Chỉ báo RSI: xu hướng tăng

- Khối lượng giao dịch: tăng 100% so thanh khoản bình quân 20 phiên

Nhận định: HAG sau khi hoàn thành mô hình 2 đáy ngắn đã hồi phục mạnh. Hiện tại ngưỡng cản tại giá 5.000 đồng khá mạnh.

Phiên hôm nay HAG gặp lực cản tại vùng giá này và đã bị bán khá mạnh dẫn đến cổ phiếu này có thân nến ở phía trên khá dài.

Tuy nhiên, lực cầu phiên hôm nay là tích cực và cổ phiếu này cần thêm thời gian tích lũy trong vùng giá 4.500-5.000 đồng trước khi bứt tốc tăng lên với thanh khoản mạnh. Mô hình giá có tỷ lệ cao xảy ra là mô hình vai đầu vai ngược.

Trong tuần này, cổ phiếu HAG có 4 phiên tăng (3%; 4,8%; 1,2%; 4,2%), và phiên còn lại giảm (-2,5%). Thanh khoản khớp lệnh phiên thấp nhất hơn 5 triệu đơn vị, phiên cao nhất hơn 10 triệu đơn vị.

Chốt tuần, HAG tăng từ 4.700 đồng lên 5.210 đồng/cổ phiếu, tương đương +10,85%.

VCSC giữ khuyến nghị khả quan dành cho ACB

Chúng tôi giữ khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 16% xuống 44.500 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời tăng 12,9%.

Giá mục tiêu thay đổi dựa trên dự báo của chúng tôi về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và thu nhập phí năm 2018 sẽ xấp xỉ năm 2017.

Lợi nhuận ròng tăng mạnh 139% trong quý I/2018 so với cùng kỳ năm ngoái và 94% so với quý IV/2017 nhờ dự phòng giảm mạnh sau khi ngân hàng hoàn tất quy trình dự phòng cho tài sản tồn đọng có vấn đề trong năm 2017.

Trong tuần này, cổ phiếu ACB giảm trong cả 5 phiên giao dịch (-0,3%; -1,5%; -3,1%; -3,7%; -1,4%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 2,2 triệu đến hơn 5 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, ACB giảm từ 39.400 đồng xuống 35.600 đồng/cổ phiếu, tương đương -9,64%.

VCSC khuyến nghị giá mục tiêu 18.200 đồng cho DPM

Chưa có những thông tin mới liên quan đến thời điểm cụ thể thông qua đề xuất sửa đổi thuế GTGT cho phân bón.

DPM kỳ vọng điều chỉnh luật thuế GTGT, sẽ phân loại phân bón vào và danh mục sản phẩm được miễn trừ thuế GTGT đầu vào, sẽ được phê duyệt.

Dù vậy, hiện chưa có tiến triển mới và chi tiết về thời điểm phê duyệt hiện tại.

Chúng tôi dự kiến ko có thay đổi đáng kể trong lợi nhuận sau thuế dự báo (sau lợi ích CĐTS) năm 2018 là 586 tỷ (giảm 15,6% so với 2017). DPM đang giao dịch với PE dự phóng 2018 là 12,8 lần.

Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 18.200 đồng/cổ phiếu cho DPM, tương ứng với khuyến nghị KHẢ QUAN (tổng mức sinh lời 13,6% bào gồm lợi suất cổ tức 5,9%).

Trong tuần này, cổ phiếu DPM có 2 phiên tăng đầu tuần và cuối tuần (4,4%; 0,6%), 2 phiên giảm (-2%; -1,2%), đi kèm 1 phiên đứng tham chiếu vào ngày giữa tuần.

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất có hơn 1,2 triệu đơn vị, phiên thấp nhất gần 300.000 đơn vị.

Chốt tuần, DPM giảm nhẹ từ 17.650 đồng xuống 17.200 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,55%.

BSC: PVS đã hoàn thành xong một chu kỳ sau khi tạo 3 đáy

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Giảm trung hạn.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Tiếp cận mức 0 và nằm trên đường tín hiệu

- Chỉ báo RSI: Hồi phục về trung lập - Khối lượng giao dịch: tăng 100% so thanh khoản bình quân 20 phiên

Nhận định: PVS đã hoàn thành xong một chu kỳ sau khi tạo 3 đáy tại vùng giá 16.000-17 .000 đồng kể từ đầu tháng 5 đến nay.

Áp lực bán của cổ phiếu này đã xuất hiện trở lại khi giá cổ phiếu hồi về giá 18.000 đồng gặp ngưỡng kháng cự tại SMA50 và đường xu hướng.

Nhiều khả năng PVS sẽ giảm xuống vùng giá 17.000-17.500 đồng để thay đổi xu hướng giảm trung hạn trở thành tích lũy trước khi bắt đầu chu kỳ mới.

Trong tuần này, cổ phiếu PVS có 2 phiên tăng (1,7%; 1,7%), và 3 phiên còn lại giảm (-1,1%; -1,7%; -0,6%). Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất có hơn 7 triệu đơn vị, phiên thấp nhất có hơn 2 triệu đơn vị.

Chốt tuần, cổ phiếu PVS không đổi ở mức 17.300 đồng/cổ phiếu.

ACBS lặp lại khuyến nghị MUA cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 34.167 đồng

Chúng tôi cũng nâng định giá 355ha của dự án Waterpoint lên 57%, đạt 3.188 tỷ đồng và lặp lại khuyến nghị MUA cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 34.167 đồng/cổ phiếu, sử dụng phương pháp RNAW.

Chúng tôi giả định công ty có thể phát hành 40 triệu cổ phiếu với giá 26.500 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu NLG đang giao dịch ở mức P/E dự phóng là 8,8 lần và P/B là 1,2x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình theo vốn hoá 14,4x và 2,3x của các công ty bất động sản tương đồng.

Trong tuần này, cổ phiếu NLG có 2 phiên tăng (1,4%; 0,4%),  2 phiên giảm (-1,4%; -0,4%), và 1 phiên đứng tham chiếu ngày 26/6.

Thanh khoản khớp lệnh từ khoảng 350.000 đến gần 800.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, cổ phiếu NLG không đổi ở mức 28.000 đồng/cổ phiếu.

BSC: SBT đang ở vùng đáy

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Tiếp cận mức 0 và nằm trên đường tín hiệu

- Chỉ báo RSI: Hồi phục về trung lập

- Khối lượng giao dịch: tăng 70% so thanh khoản bình quân 20 phiên

Nhận định: SBT sau khi gãy khỏi nền giá 17.000 đồng đã có sự phục hồi và tích lũy ngắn hạn trên nền giá 15.500-16.000 đồng.

Thanh khoản hiện tại đã cạn kiệt so với những phiên bị gãy nền giá vào giữa tháng 5 cho thấy sự đồng thuận của thị trường về vùng giá 15.500-16.000 đồng này.

Điều này cho thấy SBT đang ở vùng đáy. SBT có 2 ngưỡng kháng cự mạnh gồm 16.500 đồng và 17.500 đồng cần vượt qua và tích lũy trước khi tạo nên một xu hướng mới.

Nhà đầu tư có thể giải ngân một phần nhỏ của danh mục nhằm dò xu thế của cổ phiếu này nếu SBT vượt qua ngưỡng 16.500 đồng với thanh khoản cao hơn 100% so với trung bình 20 phiên (khoảng 3 triệu cổ phiếu khớp lệnh).

Trong tuần này, cổ phiếu SBT có 2 phiên tăng (0,3%; 2,6%), và 3 phiên xen giữa giảm điểm (-1,9%; -0,3%; -3,1%).

Thanh khoản khớp lệnh phiên thấp nhất hơn 870.000 đơn vị, phiên cao nhất hơn 2,7 triệu đơn vị.

Chốt tuần, SBT giảm nhẹ từ 15.900 đồng xuống 15.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,58%.

VCSC khuyến nghị MUA dành cho POW

Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ thường niên của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) tổ chức ngày 26/06/2018 tại Hà Nội.

Công ty bất ngờ cho biết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 300 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 2,3%) trong 6 tháng cuối năm 2018, so với kế hoạch trước đó chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu trong giai đoạn 2018-2020. Cổ đông đã thông qua đề xuất niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.

Ban lãnh đạo dự kiến sẽ thực hiện kế hoạch này trong năm 2018, sau khi công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán cho 6 tháng đầu năm.

Nhiều đối tác chiến lược rất quan tâm đến công ty tuy nhiên việc bán cổ phần sẽ được thực hiện trên sàn giao dịch.

POW dự kiến sẽ chính thức trở thành công ty cổ phần từ ngày 01/7.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị MUA dành cho POW với tổng mức sinh lời 46,7%, trong khi cổ phiếu này đang giao dịch tại định giá hấp dẫn với P/E cốt lõi 2018 là 11,9 lần và EV/EBITDA là 6,4 lần.

Trong tuần này, cổ phiếu POW có phiên đầu tuần và cuối tuần đứng tham chiếu, 1 phiên giảm vào ngày 28/6 (-2,2%), còn lại là 2 phiên tăng (1,5%; 0,8%).

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất có hơn 2,8 triệu đơn vị vào 26/6. Các phiên còn lại trên dưới 700.000 đơn vị.

Chốt tuần, POW tăng nhẹ từ 13.000 đồng lên 13.100 đồng, tương đương +0,76%.

"Đón sóng" cổ phiếu thưởng
Thưởng cổ phiếu để khuyến khích, thu hút nhà đầu tư không còn là chuyện mới của các doanh nghiệp niêm yết. Vì thế, các nhà đầu tư thường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư