Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Diễn đàn Atom Expo 2016 bế mạc tại Moscow
Như Loan - 04/06/2016 11:12
 
Diễn đàn Quốc tế về Công nghiệp Hạt nhân lần thứ VIII - Atom Expo 2016 do Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) tổ chức tại Gostiny Dvor, Moscow, Liên bang Nga đã bế mạc vào ngày 1/6/2016.

Trong 3 ngày, sự kiện có hơn 5.000 lượt người tham dự. Năm nay, sự kiện thu hút 508 đại biểu đến từ 55 quốc gia – đây là con số kỷ lục (năm ngoái, chỉ 48 quốc gia tham gia); trong đó các quốc gia Bolivia, Guatemala, Hi Lạp, Zimbabwe và Namibia lần đầu tiên tham dự sự kiện này.

Chương trình sự kiện bao gồm 2 phiên họp toàn thể: "Ngành công nghiệp hạt nhân đóng vai trò nền tảng cho việc cân bằng năng lượng không carbon" và “Tương lai của điện hạt nhân, những nhân tố mới”. Phiên họp toàn thể thu hút sự tham dự của những nhà quản lý hàng đầu của các công ty trong và ngoài nước Nga, cũng như đại diện của các tổ chức chuyên ngành và cộng đồng.

Atom Expo 2016 vừa diễn ra thành công tại tại Moscow, Liên bang Nga
Atom Expo 2016 vừa diễn ra thành công tại tại Moscow, Liên bang Nga

Xác định vai trò của điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng carbon thấp là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự. Tổng Giám đốc ROSATOM, ông Sergey Kirienko, nhấn mạnh rằng: “Sự phát triển của điện hạt nhân đảm bảo nguồn cung năng lượng ở mức giá thành ổn đinh, đóng góp to lớn vào việc giảm thiểu khí CO2 phát thải vào khí quyển.”

Ông Sergey Kirienko nhấn mạnh rằng trong sản xuất điện carbon thấp, phụ tải cơ bản đóng vai trò cốt lõi giúp duy trì sự cân bằng trong cơ cấu điện. Điện hạt nhân có thể đảm nhận nhiệm vụ này.

Các diễn giả khác tại phiên toàn thể cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điện hạt nhân trong đảm bảo sự độc lập năng lượng của Nga và các quốc gia khác.

Ông Sergey Kirienko chỉ ra rằng, theo tính toán của Cục Năng lượng Quốc tế, hiện nay điện hạt nhân đang giúp giảm thiểu 56 nghìn tỷ tấn CO2 phát thải vào khí quyển. “Chỉ tính riêng tại Nga, tới năm 2030, các nhà máy điện hạt nhân sẽ giúp giảm 711 triệu tấn CO2. Đây là một con số khổng lồ. Chính vì vậy mà các chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân được triển khai ngay cả ở những quốc gia có 365 ngày nắng một năm và có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch lớn”, ông cho biết.

Vào ngày 1/6, Atom Expo 2016 đã tổ chức buổi tọa đàm bàn về “Các vấn đề nguyên tắc trong các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân”. Trong đó, Giám đốc Bộ phận Pháp lý của ROSATOM, ông A.V. Popov, phát biểu: “Cú sốc hậu Fukushima đã qua và tốc độ xây dựng đang tăng tốc mạnh mẽ hơn cả thời kỳ trước sự cố”.

Ngoài ra, triển lãm tại diễn đàn thu hút sự tham dự của 99 công ty trong và ngoài nước Nga. Trong khuôn khổ sự kiện. hơn 30 thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa các quốc gia và các công ty. Trong đó có thể kể đến thỏa thuận với Kenya và Tanzania về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân vì mục đích hòa bình. Theo ông Sergey Kirienko, các thỏa thuận được ký kết có giá trị lên đến 10 tỷ USD.

Atom Expo 2016 có hai phiên họp toàn thể, 12 buổi tọa đàm, 11 sự kiện trong khuôn khổ Ngày Thanh niên
Atom Expo 2016 có 2 phiên họp toàn thể, 12 buổi tọa đàm, 11 sự kiện trong khuôn khổ Ngày Thanh niên

Bên cạnh các phiên toàn thể, Atom Expo 2016 còn tổ chức 12 buổi tọa đàm. Những chủ đề thảo luận có thể kể đến bao gồm: Cung cấp nhiên liệu và Xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng – Giải pháp tích hợp; Tính cạnh tranh và yếu tố môi trường. Sự chấp thuận năng lượng hạt nhân trong hiện tại và tương lai; Quản lý chu trình vòng đời nhà máy điện hạt nhân: Từ quản lý việc xây dựng đến quản lý thông tin nhà máy điện hạt nhân; Tối ưu hoá việc cân bằng điện, Yếu tố sinh thái và kinh tế, Năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo; Các quốc gia tại ngưỡng cửa phát triển hạt nhân: Thách thức toàn cầu và giải pháp của ROSATOM; Công nghệ bền vững trong nền công nghiệp hạt nhân: hiện tại và tương lai.

Ngày cuối cùng tại Diễn đàn là ngày Thanh Niên với 11 sự kiện cho học sinh, sinh viên như các cuộc thi và các vòng đố vui. Trong số đó, mô hình tương tác nhà máy chế biến của ROSATOM có thể được tích hợp vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học. Ngoài ra, cuộc thi thuyết trình với chủ đề “Ngành công nghiệp hạt nhân đóng vai trò là nền tảng cho việc cân bằng năng lượng không carbon” đã diễn ra rất sôi nổi.

Được biết, có hơn 450 đại biểu báo chí với 240 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí nước ngoài đã tham gia làm việc tại diễn đàn.

Tiếp cận kỹ thuật điện hạt nhân từ MHI
Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) vừa trao các suất học bổng hỗ trợ sinh viên tham gia...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư