
-
Tăng ưu đãi, giảm thủ tục, lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Ngày 6/5 bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
-
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
-
Nhất trí bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Việt Nam - Sri Lanka ký Hiệp định hợp tác hải quan thúc đẩy thương mại và đầu tư -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan
Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã khai mạc đầu tuần này tại Davos (Thụy Sỹ). Diễn ra từ ngày 15 đến 19/1 với chủ đề “Tái thiết lòng tin”, đây là hội nghị WEF có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch Covid-19. Nhận lời mời của Nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch WEF, ông Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Davos để tham dự Hội nghị quan trọng này.
![]() |
Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024. Ảnh: TTXVN/Vietnam+ |
Với sự tham dự của gần 100 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu, Hội nghị WEF năm nay là sự kiện có quy mô hàng đầu thế giới để chia sẻ những ý tưởng, thảo luận đa chiều về triển vọng kinh tế thế giới, những xu thế mới và tầm nhìn phát triển toàn cầu; thúc đẩy, kết nối hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và trên các lĩnh vực giữa các nước và với các doanh nghiệp; đồng thời huy động sức mạnh tổng lực toàn cầu, nhất là hợp tác công - tư để tạo các động lực tăng trưởng mới, giải quyết các thách thức chung trong bối cảnh khó khăn, rủi ro, bất định hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, với quy mô, ý nghĩa của Hội nghị, chuyến công tác đầu tiên trong năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện.
“Hội nghị là cơ hội giá trị để nắm bắt những tư duy, ý tưởng, mô hình phát triển, mô hình quản trị và các xu thế phát triển của thế giới, hay nói cách khác là trao đổi, lắng nghe ‘nhịp đập’ của thế giới, từ đó tranh thủ, tận dụng kịp thời những thời cơ, xu thế mới, ứng phó hiệu quả với những thách thức đặt ra, thu hút tối đa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nêu rõ.
Đồng thời, đây là dịp để Việt Nam chia sẻ, chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các tập đoàn toàn cầu; từ đó chuyển hóa môi trường đối ngoại thuận lợi của chúng ta hiện nay thành những kết quả hợp tác kinh tế cụ thể, những dự án đầu tư thiết thực…
Theo Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến có một chương trình với các hoạt động liên tục tại Hội nghị WEF Davos, gồm tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận quan trọng, trong đó có một số phiên đặc biệt dành riêng cho Việt Nam, chủ trì nhiều toạ đàm với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu, tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.
“Việc Việt Nam là một trong 9 đối tác được WEF đề xuất phối hợp tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc gia với WEF và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong 8 lãnh đạo các nước có phiên đối thoại riêng với WEF thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao của WEF, cũng như các tập đoàn đa quốc gia đối với vai trò, vị thế quốc tế, những thành tựu và tầm nhìn phát triển của Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chia sẻ những đánh giá, nhận định, quan điểm của Việt Nam về triển vọng, thời cơ và thách thức, xu hướng điều chỉnh của kinh tế thế giới cả về cơ cấu và mô hình, tác động đến phát triển của thế giới và từng quốc gia. Từ những kinh nghiệm và bài học của Việt Nam và ASEAN, Thủ tướng sẽ đề xuất những giải pháp cả trước mắt và lâu dài để tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, giữa chính phủ với doanh nghiệp và các đối tác, nhằm chia sẻ trách nhiệm chung, xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội.
Theo Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam, ông Thomas Gass, WEF năm nay sẽ mang đến cho Việt Nam cơ hội tuyệt vời để thể hiện cam kết với các giải pháp cụ thể và giành được sự ủng hộ của cộng đồng các nhà đầu tư cho những nỗ lực của mình. Ngoài ra, WEF còn là cơ hội cho các cuộc gặp cấp cao giữa chính quyền hai nước Việt Nam và Thụy Sỹ.
“Rất nhiều quốc gia đang mong chờ nâng cấp quan hệ đối tác với Việt Nam và tôi đặc biệt mong muốn mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ sẽ được nâng cấp trong thời gian tới”, Đại sứ Thomas Gass nhấn mạnh.

-
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
-
Nhất trí bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Tổng thống Sri Lanka khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chiến lược
-
Quốc hội lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
Việt Nam - Sri Lanka ký Hiệp định hợp tác hải quan thúc đẩy thương mại và đầu tư -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan -
Chủ tịch nước Lương Cường đón, hội đàm với Tổng thống Sri Lanka -
Chính thức trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 -
Cử tri lo giá vàng biến động mạnh, khó lường sẽ kéo theo lạm phát -
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xem xét, sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh -
Đánh giá toàn diện áp lực nợ xấu; ứng phó hiệu quả với nguy cơ thất nghiệp
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới