-
Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1 -
Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa chỉ giải phóng được 10 ha mặt bằng -
Trà Vinh đồng ý nguyên tắc cho nhà đầu tư nghiên cứu dự án Khu công nghiệp Ngũ Lạc -
Quý IV/2024, dự kiến cấp phép thêm 4 mỏ cát cho Dự án Vành đai 3 - TP.HCM -
Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh
Chính phủ cần hướng dẫn toàn diện và chi tiết
Theo đánh giá của Báo cáo, thị trường điện gió ngoài khơi Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Chuỗi cung ứng đang được ngành dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và gần bờ hiện có, có tiềm năng hỗ trợ phát triển lĩnh vực điện gió ngoài khơi trong nước.
Cạnh đó, đơn đặt mua các bộ phận trong cấu trúc điện gió ngoài khơi gần đây từ các thị trường quốc tế báo hiệu sự khởi đầu đầy hứa hẹn để Việt Nam trở thành một trung tâm về điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương.
Xét đến vị trí thuận lợi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giao thông hàng hải và cơ sở hạ tầng cảng, Việt Nam cũng có tiềm năng trở thành trung tâm chuỗi cung ứng các bộ phận trong cấu trúc điện gió ngoài khơi, đặc biệt trong các lĩnh vực gia công móng jacket; sản xuất trụ; lắp ráp vỏ bọc tua bin.
Quy hoạch Điện VIII đặt mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, tuy nhiên, Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước mà Bộ Công thương xây dựng cho thấy, tới năm 2030 sẽ không có bất cứ MW nào từ nguồn điện này được bổ sung vào hệ thống. |
“Tuy nhiên, thông qua tương tác với các nhà cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, các nhà cung cấp đang do dự trong việc mở rộng năng lực hiện tại vì lộ trình các dự án hiện tại không rõ ràng và chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn đẩy mạnh năng lượng gió ngoài khơi của Chính phủ. Nếu tình hình này thay đổi, các nhà cung cấp sẽ sẵn sàng đầu tư, mở rộng năng lực và hỗ trợ thị trường, bước đầu là thị trường trong nước”, Báo cáo viết.
Cũng để thúc đẩy và phát triển hơn nữa chuỗi cung ứng trong nước, Báo cáo đã đưa ra một loạt các kiến nghị cụ thể.
Đó là, cải thiện khung chính sách điện gió ngoài khơi thông qua việc Quốc hội cần ban hành luật hoặc hướng dẫn các cơ quan chức năng xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho điện gió ngoài khơi.
Tiếp đó là xây dựng kế hoạch thực hiện rõ ràng, trong đó, tuyệt đối không thể phóng đại phương diện thời gian, vì đây là yếu tố cần thiết để lập kế hoạch tài chính và đầu tư.
Cùng với đó là phát triển biện pháp khuyến khích đầu tư. Theo đó, Chính phủ nên thực hiện kế hoạch định giá minh bạch, cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin rõ ràng về những điều chỉnh giá dự kiến - bất kể cơ cấu giá. Việc giới thiệu một cơ chế Hợp đồng mua bán điện (PPA) có thể sinh lời cũng được cho là sẽ thu hút nguồn tài chính quốc tế.
Đối với vấn đề tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, Báo cáo cho rằng, việc hỗ trợ của Chính phủ, bao gồm trợ cấp vốn, miễn thuế và cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, sẽ tạo ra ngành công nghiệp phụ trợ có tính cạnh tranh, giảm chi phí đầu tư cho các giải pháp năng lượng bền vững.
Một điểm quan trọng khác là tinh giản các mẫu Hợp đồng mua bán điện (PPA) theo hướng đàm phán PPA cần phải hiệu quả hơn để giảm chi phí cho nhà đầu tư. Các cơ quan Chính phủ có liên quan được đề nghị giảm bớt thời gian cần thiết để xây dựng các hướng dẫn và phê duyệt theo quy định, vì trong một số trường hợp điều đó có thể mất nhiều năm. Tình trạng thiếu rõ ràng và chậm trễ trong việc cấp phép phê duyệt thường dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực hiện hoặc bỏ dở hoàn toàn các dự án.
“Một khi thiết lập được các chính sách như trên, chuỗi cung ứng trong nước sẽ sẵn sàng đầu tư và mở rộng phạm vi năng lực hơn nữa. Các cơ sở sản xuất liên quan đến điện gió ngoài khơi ở Việt Nam sẽ phải được nâng cấp để hỗ trợ nhu cầu mới nổi lên”, Báo cáo nhận xét.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu của các kịch bản giả định; trong các kịch bản thời gian vận hành thương mại vào năm 2030 và 2035, cần xem xét các hành động cụ thể gồm tăng cường cơ sở hạ tầng lưới điện; nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng biển; sự tham gia của trường đại học và ngành công nghiệp.
Cơ hội tạo thêm 55.000 việc làm mới
Báo cáo cũng đánh giá cơ sở hạ tầng cảng biển của Việt Nam để xác định khả năng hỗ trợ hậu cần và vận hành các dự án điện gió ngoài khơi.
Theo đó, các cảng ở khu vực phía Bắc, bao gồm cả các cảng ở cụm Cảng Hải Phòng, đang cho thấy năng lực thấp trong việc hỗ trợ ngành điện gió ngoài khơi, đòi hỏi đầu tư cao hơn và thời gian phát triển dài hơn.
Cụ thể, chiều cao có hạn của nhiều nhà máy đóng tàu nổi tiếng ở miền Bắc sẽ hạn chế đáng kể việc vận chuyển móng.
Ước tính rằng sẽ có khoảng 55.000 việc làm, trực tiếp, gián tiếp và phát sinh, được tạo ra trong quá trình phát triển công suất điện gió ngoài khơi 6.000 MW như được trình bày trong Quy hoạch Điện VIII. |
Hạn chế về chiều cao kết hợp với vị trí địa lý gần các nơi sản xuất linh kiện điện và cáp (Công ty cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA, Công ty TNHH GE Việt Nam và Công ty TNHH ABB Automation and Electrification (Việt Nam)) khiến các nhà máy này lý tưởng cho việc phát triển các thành phần phức tạp nhỏ hơn như dây chuyền lắp ráp tua bin gió phát điện (WTG) hoặc các thành phần của trạm biến áp ngoài khơi (OSS) trong tương lai.
Mặt khác, các cảng này cũng có thể tận dụng kinh nghiệm đóng tàu có bề dày của mình để đóng các tàu chuyên dụng cho điện gió ngoài khơi.
Các cảng ở khu vực phía Nam có điều kiện thuận lợi để xây dựng các bộ phận lớn hơn, rất có thể là do ảnh hưởng bởi sự hiện diện từ lâu của ngành dầu khí.
Một địa điểm đáng chú ý là cụm Cảng Vũng Tàu, nơi PTSC đang tiên phong trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Tuy vậy, khu vực cạnh bến cảng và sân bãi ùn tắc do hoạt động dầu khí ở Vũng Tàu có thể cản trở hoạt động tập kết để phát triển trong tương lai.
Cụm cảng Thị Vải cũng có thể đóng vai trò là trung tâm sản xuất và lắp ráp do có sự hiện diện của các cơ sở sản xuất lớn cho trụ điện gió và móng thép lớn (CS Wind và SREC). Trong tương lai, cụm cảng này cũng có tiềm năng phát triển về sản xuất móng đơn.
Để thúc đẩy phát triển năng lực chuỗi cung ứng nội địa, các cảng phía Nam cần tiếp tục bồi dưỡng năng lực sản xuất móng và trụ. Các cảng ở Vũng Tàu cần thống nhất phối hợp hành động, để nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất. Việc các cảng phối hợp trong các hoạt động khác nhau là rất cần thiết và cho phép tối ưu hóa các hoạt động hậu cần, đảm bảo thực hiện liền mạch các dự án.
Các nhà cung cấp trong nước cũng được phân tích để đánh giá tiềm năng hỗ trợ các dự án điện gió ngoài khơi dựa trên khả năng hiện có và sự sẵn sàng hỗ trợ các dự án phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng kiểu này.
Bản đánh giá các nhà cung cấp chỉ ra rằng, năng lực sản xuất móng và trụ hiện tại của Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu cụ thể về điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước, kéo theo là trong khu vực, được dự đoán là sẽ tăng, nên cơ sở hạ tầng hiện tại sẽ không thể đáp ứng việc cung cấp các bộ phận chính như cánh và vỏ của WTG.
Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất thiết bị gốc cho WTG vẫn chưa xác nhận kế hoạch thành lập các cơ sở sản xuất như vậy tại Việt Nam.
Các nhà cung cấp thừa nhận rằng, các quyết định đầu tư của họ liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của thị trường điện gió ngoài khơi ở Việt Nam và thị trường này cần được đảm bảo bằng một lộ trình dự án nhất quán. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển của chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng điện gió ngoài khơi trong nước.
Một yếu tố quan trọng khác có thể góp phần phát triển chuỗi cung ứng trong nước là hoàn thiện khung pháp lý cụ thể về điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, Việt Nam, tính đến thời điểm thực hiện báo cáo này (tháng 10/2023), vẫn chưa thiết lập được khung pháp lý như thế, dẫn đến các chủ đầu tư không sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp trong nước và cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng nội địa.
Đáng nói là khi lĩnh vực điện gió ngoài khơi tiếp tục phát triển, tiềm năng tạo ra việc làm trực tiếp, việc làm gián tiếp và việc làm phát sinh sẽ tăng lên. Ước tính rằng, sẽ có khoảng 55.000 việc làm, trực tiếp, gián tiếp và phát sinh, được tạo ra trong quá trình phát triển công suất điện gió ngoài khơi 6 GW như được trình bày trong Quy hoạch Điện VIII.
-
Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1 -
Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa chỉ giải phóng được 10 ha mặt bằng -
Trà Vinh đồng ý nguyên tắc cho nhà đầu tư nghiên cứu dự án Khu công nghiệp Ngũ Lạc
-
Quý IV/2024, dự kiến cấp phép thêm 4 mỏ cát cho Dự án Vành đai 3 - TP.HCM -
Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh -
Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới của tỉnh -
Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xe -
Thủ tướng: Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 -
Quảng Trị sắp có thêm bệnh viện quy mô 250 giường -
Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/11 -
2 Vàng trang sức được sử dụng như vàng miếng, NHNN nghi ngờ nguyên liệu sản xuất là vàng lậu -
3 Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêm -
4 Chủ tịch Agribank: Ngân hàng big 4 bị phạt thuế “oan”, kiến nghị lập CIC cho chứng khoán -
5 Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang