-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
Đây cũng được coi là bước tiến mới cho dự án điện gió ngoài khơi có quy mô lớn tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
![]() |
Hình ký kết hợp đồng bảo hiểm dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên |
Dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á
Được biết, lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi được HBRE bắt đầu quan tâm và đề xuất các ý tưởng khảo sát đầu tư vào năm 2016. Đến năm 2019 - 2020, dự án nhà máy điện gió trên biển HBRE Vũng Tàu (Nhà máy điện gió ngoài khơi Xuyên Mộc 1) chính thức được HBRE Group xúc tiến đầu tư.
Đây là dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên có quy mô lớn tại Việt Nam với công suất 1.000 MW (giai đoạn 1: 500 MW), tổng mức đầu tư 2,4 tỷ USD, đồng thời cũng là dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.
![]() |
Dự án điện gió đã triển khai tại Gia Lai của HBRE |
Dự án Nhà máy điện gió trên biển HBRE Vũng Tàu tọa lạc tại vùng biển ngoài khơi cách bờ 20 hải lý thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát đo gió và nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất dự án vào tháng 5/2019. HBRE Group đã chuẩn bị sẵn sàng các bước kỹ thuật cơ bản để có thể tiến hành triển khai dự án. Đến nay dự án đã được trình Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và là dự án được kiến nghị triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi giai đoạn đến 2030.
Việc triển khai các dự án năng lượng điện từ gió đang là hướng đi đúng với xu hướng của toàn cầu về sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Giải pháp đột phá trong chuyển dịch và đảm bảo an ninh năng lượng
Phát triển điện gió ngoài khơi được xác định là giải pháp đột phá trong chuyển dịch và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có những cơ hội lớn, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.
Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đánh giá tốc độ gió trung bình hàng năm đạt 8-10m/s, được đánh giá là tiềm năng tốt để phát triển điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường điện gió ngoài khơi cũng đang phải đối diện với rất nhiều thách thức. Các nhà đầu tư trong lĩnh vực này đều cho rằng, việc thiếu các quy định và chính sách rõ ràng cùng với sự do dự trong việc làm thế nào để triển khai một dự án điện gió ngoài khơi cũng là những trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch HĐQT HBRE Group ông Hồ Tá Tín, vì điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới tại Việt Nam, nên việc sớm ban hành các cơ chế, chính sách cùng khung pháp lý rõ ràng sẽ là điều cần thiết để kích hoạt ngành công nghiệp đầy tiềm năng này...
“Các nhà đầu tư trong lĩnh vực này đều mong mỏi cơ quan chức năng sớm chính thức ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng, tiêu chuẩn, quy định vận hành, cơ chế giá điện và hợp đồng mua bán điện và các quy định liên quan về vận hành hệ thống điện, hệ thống cảng biển, phát triển chuỗi cung ứng… Đặc biệt những quy định về khảo sát, quan trắc gió, khảo sát môi trường phải được nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật và đủ thời gian trước khi đăng ký bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để đảm bảo tính thực tế và khả thi của dự án”, ông Tín chia sẻ.

-
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort