-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Năm 2021, kế hoạch vay của Chính phủ là 514.297 tỷ đồng, gồm phát hành trái phiếu Chính phủ và vay các nguồn trong nước, nước ngoài. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.
Quyết định 1869/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 5/11/2021.
Cụ thể, về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021, Quyết định số 1869/QĐ-TTg quy định Kế hoạch vay của Chính phủ 514.297 tỷ đồng, gồm: Phát hành trái phiếu Chính phủ và vay các nguồn trong nước 463.000 tỷ đồng, vay nước ngoài 51.297 tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương là 33.898 tỷ đồng, vay về cho vay lại 17.399 tỷ đồng. Trả nợ của Chính phủ 365.932 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ 338.415 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 27.517 tỷ đồng.
Về kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương năm 2021, Quyết định số 1869/QĐ-TTg sửa đổi như sau: Vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ dự kiến là 12.612 tỷ đồng. Trường hợp các tháng cuối năm các địa phương phục hồi hoạt động kinh tế và có nhu cầu vay cho đầu tư phát triển, tổng mức vay cần đảm bảo trong mức 28.797 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021.
Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp tối đa 7 tỷ USD: Đối với vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Quyết định số 1869/QĐ-TTg quy định: Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 7 tỷ USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 25% so với dư nợ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử