
-
Cú lao dốc đầu tháng 4 của VN-Index kéo lùi lợi nhuận Chứng khoán Vietcap
-
VN-Index lần đầu chạm mốc 1.500 điểm sau 3 năm, dòng tiền sôi động luân chuyển nhanh
-
Cao su Tây Ninh báo lãi quý II tăng 172%, hoàn thành 60% kế hoạch năm
-
Cổ phiếu bluechips - Đích đến của dòng tiền ngoại
-
Meey Group chính thức khởi động lộ trình IPO quốc tế cùng Tập đoàn tài chính ARC -
Tự doanh thắng lớn, Chứng khoán Bảo Minh lãi gấp 4 trong quý II/2025
![]() |
Thận trọng với tâm lý thị trường
VN-Index trải qua 4 phiên giảm giá mạnh đầu tháng 4, mất 223 điểm trong 4 phiên, kéo chỉ số giảm từ ngưỡng 1.317 điểm xuống lúc thấp nhất còn 1.073 điểm. Thị giá hàng trăm cổ phiếu lao dốc. Ngay sau đó, từ phiên ngày 10/4 đến nay, thị trường đã phục hồi, nhưng diễn biến hiện tại vẫn khiến các nhà phân tích quan ngại. Một số nhóm phân tích đã điều chỉnh dự báo thị trường.
Trong thông tin mới nhất, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhắc đến Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930 và mong rằng, tình hình này sẽ không lặp lại. Dẫu vậy, sự cẩn trọng được nêu cao trong thời điểm này.
Chứng khoán Việt Nam đã phản ứng tích cực và tự tin trở lại sau thông tin Mỹ giảm thuế đối ứng và trì hoãn thực thi trong 90 ngày. Lo ngại tạm thời lắng xuống, nhưng vẫn duy trì quan điểm thận trọng, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc bị áp thuế cao và đồng nhân dân tệ mất giá mạnh.
Xét về nội tại, PHS đánh giá, tăng trưởng quý I/2025 ghi nhận đà tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, với GDP tăng 6,93% - mức rất cao từng được ghi nhận trong quý I. Nhưng so với mục tiêu 8% năm 2025, Việt Nam vẫn cần phải thúc đẩy mạnh hơn các động lực tăng trưởng nội địa trong phần còn lại của năm.
Trên thị trường chứng khoán, đà tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi lực mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong nước, với nhóm ngành trọng điểm là bất động sản. Dù vậy, khi sự bất định vẫn tồn tại, Chỉ số VN-Index sẽ còn tiếp tục pha điều chỉnh, nên PHS đã giảm dự báo chỉ số năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường giảm còn 8-15% so với mức dự báo cũ là 17-18%.
Cụ thể, ở kịch bản tích cực của PHS, VN-Index dự kiến trở lại vùng 1.200 - 1.250 điểm, có thể giao dịch quanh 1.080 - 1.180 điểm trong kịch bản cơ sở và không loại trừ khả năng VN-Index về mốc 900 - 930 điểm, tương ứng P/E và P/B lần lượt là 9.x và 1.2x trong kịch bản xấu nhất.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cũng nhấn mạnh, không phải tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ thuế quan. Lịch sử cho thấy, các mốc P/E, P/B trên thường sẽ chứng kiến lực mua trở lại vì thực tế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn tốt hơn so với mặt bằng chúng của toàn cầu. Thêm vào đó, với mức chiết khấu hiện tại, nhiều cổ phiếu phòng thủ, có mức cổ tức tiền mặt cao đang cho thấy mức lợi suất cổ tức ở vùng rất hấp dẫn, nên vùng giá hiện tại khá thích hợp cho việc mua đầu tư dài hạn.
Trong khi đó, Chứng khoán KBSV cũng đã điều chỉnh giảm mức dự báo tăng trưởng năm 2025 sau khi cân nhắc ảnh hưởng từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
“Chúng tôi đánh giá những rủi ro của những chính sách thuế quan có thể tác động đến nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán có thể được cân bằng trở lại vào cuối quý II/2025”, KBSV đánh giá.
Từ mức dự báo tăng trưởng lợi nhuận 16% của các doanh nghiệp trên sàn HSX năm 2025, KBSV đã hạ dự báo còn 5%. KBSV kỳ vọng, Chỉ số VN-Index đạt mức 1.100 điểm, mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9 lần, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần (thấp hơn mức bình quân 10 năm gần nhất là 16,6 lần).
Kỳ vọng vào những kịch bản lạc quan hơn
Thận trọng là phản ứng chung của các nhóm phân tích cũng như nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những đánh giá lạc quan hơn.
Dù chính sách thuế quan của ông Trump có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến triển vọng vĩ mô, môi trường đầu tư, mặt bằng lãi suất, xu hướng dòng vốn ngoại, cũng như tâm lý nhà đầu tư trong nước, song chứng khoán Việt Nam vẫn còn những yếu tố nội tại tích cực giúp thị trường có cơ hội xuất hiện các nhịp hồi phục đan xen.


Trong đó, có thể kể đến việc đưa vào hệ thống giao dịch KRX trong đầu tháng 5 và nâng hạng thị trường vào tháng 9, cũng như đầu tư công được đẩy mạnh, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, chính sách kích cầu tiêu dùng, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp...
Trên mặt bằng chung, các dự báo của Công ty Chứng khoán VNDirect thể hiện sự tích cực hơn, dù các mục tiêu đã được điều chỉnh giảm.
Đầu năm 2025, VNDirect đưa ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán năm 2025. Theo đó, ở kịch bản tích cực nhất, VN-Index được dự báo tăng 32%, đưa VN-Index đạt 1.670 điểm. Mức dự báo này ở mức cao nhất so với các công ty chứng khoán khác. Còn ở kịch bản tiêu cực, VN-Index vẫn tăng, nhưng chỉ tăng 6%, tương đương 1.340 điểm.
Sau khi Mỹ tuyên bố thuế đối ứng, VNDirect đã điều chỉnh định giá, song vẫn kỳ vọng rằng, lợi nhuận toàn thị trường tiếp tục cải thiện, bất chấp các thách thức từ thuế quan. Triển vọng tích cực từ ngành ngân hàng và bất động sản nhà ở (hai ngành chiếm gần 70% lợi nhuận thị trường) sẽ là động lực thúc đẩy chính.
Công ty chứng khoán này đưa ra 3 kịch bản cho VN-Index năm 2025.
Theo đó, ở kịch bản tích cực, với mức thuế đối ứng dưới 20%, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có 4-5 lần cắt giảm lãi suất, thị trường được công bố nâng hạng vào tháng 9 và tăng trưởng EPS ở mức 16-17%, P/E mục tiêu khoảng 13,4 lần, thì chỉ số sẽ tăng 20% và đóng cửa tại 1.520 điểm.
Kịch bản trung tính xây dựng trong giả định thuế đối ứng trong khoảng 20-30%, Fed cắt giảm lãi suất 2-3 lần, thị trường được nâng hạng, tăng trưởng EPS là 14% và P/E là 12,3 lần, thì thị trường sẽ tăng 10%, chỉ số đóng cửa tại 1.400 điểm.
Kịch bản tiêu cực nhất của VNDirect là chỉ số giảm 3% và đóng cửa tại 1.230 điểm khi thuế đối ứng trong khoảng 30-46%, Fed giảm lãi suất dưới 2 lần, thị trường không được nâng hạng, EPS tăng 12% và P/E mục tiêu là 11 lần.
Trên thực tế, dù bị ảnh hưởng của thuế quan, các công ty chứng khoán lớn vẫn kỳ vọng vào thị trường trên cơ sở tăng trưởng nội địa của Việt Nam vẫn mạnh mẽ, từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đến sự phát triển của kinh tế tư nhân và các tín hiệu tích cực hướng đến việc nâng hạng thị trường chứng khoán…

-
Meey Group chính thức khởi động lộ trình IPO quốc tế cùng Tập đoàn tài chính ARC -
Nỗ lực cho mục tiêu nâng hạng: Lên lộ trình triển khai CCP vào quý I/2027 -
Tự doanh thắng lớn, Chứng khoán Bảo Minh lãi gấp 4 trong quý II/2025 -
F88 lần thứ ba tiếp nhận chứng chỉ Bảo vệ khách hàng -
Sôi động phát hành trái phiếu chuyển đổi cơ cấu lại nợ -
Hà Nội phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11-12% -
Doanh nghiệp bất động sản vơi bớt áp lực đáo hạn trái phiếu
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam