
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
-
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2
-
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng
-
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế
![]() |
Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội cũng đang gặp nhiều khó khăn. |
Ngày 5/5, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Ban quản lý Đường sắt thành phố tổ chức công bố điều chỉnh cục bộ mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm (đoạn từ Km4+778,321 đến Km5+870,670) tỷ lệ 1/500 và tổng mặt bằng ga gầm C5 thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2.
Đoạn điều chỉnh được xác định dài 1,1km thuộc địa giới của phường Liễu Giai (quận Ba Đình, Hà Nội) và phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Theo ông Ngô Quý Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, mục đích của điều chỉnh nhằm hạn chế kinh phí, thời gian giải phóng mặt bằng cũng như đẩy nhanh tiến độ thi công của dự án. Quá trình điều chỉnh cục bộ góp phần giúp ngắn chiều dài cũng như nắn tuyến đường sắt số 2 được thẳng hơn so với trước đây.
Để có điều chỉnh trên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã tiến hành xin ý kiến của các bên liên quan được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 1773.
Sau khi công bố quy hoạch và bàn giao quy hoạch cục bộ đoạn tuyến và ga đường sắt kể trên, Sở Quy hoạch đề nghị Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, Ủy ban Nhân dân hai quận Ba Đình và Tây Hồ tiến hành cắm mốc giới ngoài thực địa.
Đặc biệt, đối với các phường sở tại cần phải quản lý tốt việc xây dựng, không để người dân lấn chiếm xây dựng công trình trong phạm vi quy hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ thi công tuyến đường sắt số 2.
Tuyến đường sắt số 2, tổng chiều dài 11,5 km, sẽ có 3km đi trên cao và 8,5km đi ngầm. Điểm bắt đầu từ khu Nam Thăng Long (Ciputra) chạy theo đường Nguyễn Văn Huyên qua Hoàng Quốc Việt-Hoàng Hoa Thám-Thụy Khuê-Phan Đình Phùng-Hàng Giấy-Hàng Đường-Hàng Ngang-Hàng Đào-Đinh Tiên Hoàng-Hàng Bài và điểm cuối cùng sẽ giao với Trần Hưng Đạo.
Dự án sử dụng vốn vay của nước ngoài và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, dự kiến tuyến đường sắt này có thể đi vào hoạt động vào năm 2022.

-
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025 -
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế -
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai -
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8 -
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower