-
46 nước tham dự Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh -
Việt Nam - Bulgaria chính thức ký thoả thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028 -
Hà Nội công bố 150 sản phẩm, dịch vụ được "Người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024
Điều chưa biết về nữ sinh cảnh sát có cú đá kẹp cổ quật ngã 3 đối tượng
Gặp Hoài Thương vào một buổi trưa sau giờ tan trường. Cô gái xinh đẹp, nhẹ nhàng có chút ngại ngùng khác xa so với hình ảnh một chiến sĩ Cảnh sát giao thông tung người kẹp cổ 3 đối tượng quật xuống trong màn biểu diễn đối kháng tại Liên hoan võ thuật thanh niên Công an nhân dân lần thứ IV khu vực phía Bắc vừa qua.
Nữ sinh Lương Thị Hoài Thương, sinh năm 1995, quê ở Thái Hòa, Nghệ An, hiện là học viên năm cuối, lớp B2C1-H01s, trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1.
Bí quyết “chiêu” kẹp cổ 3 người
Liên hoan võ thuật thanh niên công an lần thứ IV khu vực phía Bắc năm 2016 diễn ra vào ngày 14-3 được tổ chức tại Học viên An ninh nhân dân với nhiều màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt với sự tham gia của gần 700 VĐV tới từ 20 đơn vị trực thuộc Bộ Công an. Trong đó, màn biểu diễn bay người kẹp cổ quật ngã 3 đối tượng của Hoài Thương khiến nhiều người ấn tượng bởi sự mạnh mẽ, dứt khoát. Bỗng nhiên nổi tiếng trên báo chí và mạng xã hội, cô gái nhỏ nhắn không khỏi bất ngờ khi mình được chú ý nhiều đến vậy.
Hoài Thương cho biết, đó là bài thi đối kháng tình huống 1 đấu 4 mà cô phải tập luyện trong thời gian dài. Ngoài 2 tháng học võ thuật ngành Công an nhân dân, cô đã có 2 năm miệt mài theo học Taekwondo ngoài giờ lên giảng đường. Nhận thấy cô học trò có năng khiếu, thầy giáo và các bạn đã chọn Hoài Thương tham gia vào bài tập tình huống để biểu diễn tại liên hoan võ thuật vừa qua. Hoài Thương cho biết, cô và các bạn phải luyện tập chuẩn bị trong 2 tuần.
Trong thời gian tập luyện, ngoài thời gian học trên lớp, Thương cùng các bạn tập luyện. Vào buổi chiều sau khi kết thúc giờ học cô và các bạn cùng nhau luyện tập từ 4h đến 6h, buổi tối tập từ 7h30 tới 10h, đặc biệt có những hôm đã gần 11h đêm nhưng sàn tập võ vẫn sáng đèn.
“Quá trình tập luyện cũng có nhiều khó khăn, các động tác khó trong bài biểu diễn nhiều lần khiến em bị ngã, bị bầm tím và chấn thương, có lần ngã đầu đập xuống sàn. Trong một lần chấn thương nặng em phải nghỉ mấy ngày để vết thương lành hẳn mới tập tiếp được.
Các bạn hỗ trợ cũng giúp đỡ em rất nhiều, có những lần em vào đòn trực chiến khiến các bạn bị chấn thương nhưng phải thay ngay người khác để tập vì thời gian gấp rút”, Hoài Thương cho biết. Động tác kẹp cổ đánh ngã đối tượng là một thế võ rất khó, đòi hỏi nhiều kỹ năng mới thực hiện được. Để thực hiện động tác này, Hoài Thương phải bật người rất cao, sát mới có thể kẹp cổ được 3 người cùng lúc. Ngoài ra, phải làm sao để giữ được thăng bằng trên không để khi ngã xuống đúng như động tác.
Nhìn bài biểu diễn với động tác dứt khoát, mạnh mẽ có lẽ ít người biết Hoài Thương cùng đồng đội đã phải đổ biết bao mồ hôi trên sàn tập. Mang trong mình trách nhiệm đại diện cho trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1 biểu diễn một màn võ thuật trong lễ khai mạc nên Thương đã cố gắng rất nhiều. Những lúc mệt mỏi, Thương luôn tự động viên mình phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Sau màn biểu diễn đầy ấn tượng, Thương nhận được những lời khen ngợi từ gia đình, bạn bè và thầy cô và được nhiều người biết tới. Hoài Thương chia sẻ: “Em thấy rất vui và bất ngờ khi nhận được sự quan tâm của mọi người. Ba mẹ gọi điện khen và nói rằng rất tự hào. Bên cạnh những lời động viên, khích lệ và khen ngợi đó, cũng có những bình luận ác ý, khiếm nhã xung quanh tình huống kẹp cổ 3 người, nhưng được bạn bè động viên nên em không nghĩ ngợi nhiều”.
Cố gắng rèn luyện, thực hiện ước mơ
Bố mẹ đều là nhà giáo, mơ ước trước đây của Hoài Thương là thi đỗ vào trường ĐH kinh tế Quốc dân, có lẽ cô đã trở thành sinh viên ngành kinh tế nếu như ngày đó không bắt gặp hình ảnh những người chiến sĩ Công an nhân dân. “Đến thời gian đăng ký nguyện vọng thi đại học, em đã được tiếp xúc nhiều với các anh chị công an, từ đó hình ảnh về người Công an nhân dân bảo vệ bình yên cho xã hội luôn ở trong tâm trí em.
Không biết từ lúc nào, em đã thích màu xanh của lực lượng và em cũng rất ngưỡng mộ cô của em - một chiến sĩ công an nên đã quyết định thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân”, Hoài Thương chia sẻ.
Thi đại học đạt 27 điểm khối A, Hoài Thương không đỗ hệ học viện nhưng đủ điểm đỗ vào trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1, ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội.
“Khi đó cả lớp em đều đỗ đại học, riêng em học cao Đẳng nên cũng buồn một chút. Nhưng khi vào môi trường mới, mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ nhau và rất thân thiện nên em lại thấy mình gặp may mắn hơn”, Hoài Thương cho biết.
Những ngày đầu nhập học, Hoài Thương cho biết cũng như tất cả các học viên khác đều ít nhiều gặp khó khăn bởi việc rèn luyện trong môi trường kỷ luật, những bài tập võ thuật khó cùng điều kiện thời tiết thay đổi, những lần gặp chấn thương do tập căng cơ, những lần bị ngã bầm tím người...
Nhưng khó khăn không làm cô gái trẻ nản lòng, ý muốn thôi thúc trở thành một chiến sĩ Cảnh sát nhân dân luôn sục sôi khiến Thương càng cố gắng nhiều hơn với các bài tập luyện khắc nghiệt, đảm bảo việc học tập tốt trên lớp.
Trong gần 3 năm qua Hoài Thương luôn là học viên giỏi, xuất sắc; nhận được nhiều Bằng khen Trung ương Đoàn, Đoàn Thanh niên Bộ Công an, Tổng cục chính trị… về thành tích học tập và nghiên cứu khoa học, mới nhất là Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong lễ diễu binh ngày Quốc khánh…
Ngay từ khi đăng ký thi vào trường, Thương đã cố gắng thực hiện mơ ước trở thành một người chiến sĩ Công an nhân dân giỏi. Chuyên ngành của Thương đang học là quản lý hành chính và trật tự xã hội nên cô hiểu rõ công việc của mình sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tiếp xúc nhiều với người dân.
Càng học chuyên sâu, cô càng yêu thích và muốn gắn bó với chuyên ngành này hơn vì theo Thương, đây là một chuyên ngành cho cô những kiến thức gần gũi và thiết thực với người dân nhất.
Hoài Thương tâm sự: “Càng học em càng hiểu rõ trách nhiệm của mình khi đã khoác lên người bộ cảnh phục, vì thế em phải cố gắng phấn đấu hơn nữa, rèn luyện bản thân không ngừng để xứng đáng với hình ảnh người chiến sĩ công an hết mình vì nhân dân phục vụ”.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
"Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao" -
Việt Nam - Bulgaria chính thức ký thoả thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028 -
Hà Nội công bố 150 sản phẩm, dịch vụ được "Người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 -
Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 -
Mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ -
Giữ gìn, phát huy, lan tỏa Di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung