
-
AmCham Vietnam đề nghị Hoa Kỳ đưa các yêu cầu cụ thể để sớm kết thúc đàm phán
-
Không chờ đến khi có biến động, doanh nghiệp mới hành động
-
PVFCCo - Phú Mỹ và PTSC hợp tác chiến lược trong lĩnh vực logistics
-
Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
-
Cân nhắc chế độ ưu tiên riêng về hải quan cho doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao -
TP.HCM: Doanh nghiệp ngành gỗ chủ động chuyển hướng và nâng sức cạnh tranh
Quy trình rút gọn trong việc xây dựng các nghị định về điều kiện kinh doanh được Chính phủ cho phép các bộ, ngành áp dụng để đảm bảo các nghị định về điều kiện kinh doanh hoàn tất đúng hạn, trước ngày 1/7/2016 để kịp ban hành.
Nhưng đây là lý do doanh nghiệp vô cùng lo lắng.
“Chúng tôi tìm hết hơi cũng không đủ các dự thảo nghị định này. Vì theo quy trình rút gọn, các bộ, ngành không cần phải xin ý kiến doanh nghiệp. Nhưng những gì chúng tôi tìm được khiến chúng tôi rất lo”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) trao đổi tại Hội thảo "Điều kiện kinh doanh: Nhận diện và kiến nghị".
Ông Tuấn đã tổng kết được 8 không trong các quy định về điều kiện kinh doanh này. Đó là không đăng dự thảo trên mạng; không lấy ý kiến doanh nghiệp; không tổ chức hội thảo; không đánh giá tác động; không tổng kết thi hành; không kiểm soát thủ tục hành chính; không thuyết minh; không bản giải trình ý kiến.
![]() |
Hội thảo "Điều kiện kinh doanh: Nhận diện và kiến nghị" diễn ra sáng nay (14/6) tại Hà Nội |
rong những dự thảo VCCI tiếp cận được, ông Tuấn tìm được khá nhiều mâu thuẫn giữa tờ trình và nội dung dự thảo nghị định, sự không phù hợp giữa giải trình và mục đích của điều kiện kinh doanh được đề xuất... Thậm chí, tư duy lo hộ doanh nghiệp trong nhiều văn bản vẫn khá rõ.
Đơn cử, trong tờ trình Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải biển có giải trình lý do bổ sung một số điều kiện kinh doanh để nâng cao chất lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển.
Trong khi đó, Luật Đầu tư quy định lý do ban hành điều kiện kinh doanh là quốc phòng, an ninh quốc gia; trật tự, an toàn xã hội; đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Hiện tại, gánh nặng công việc đang dồn vào Bộ Tự pháp với trách nhiệm thẩm định và gác cổng.
“Nhưng 1 tuần phải thẩm định tới 44 văn bản thì tôi cũng không biết Bộ có đủ nhân sự thực hiện không?”, ông Tuấn nghi ngại.
Tính đến ngày 1/7 tới, chỉ còn hơn nửa tháng. VCCI đang kỳ vọng sẽ kịp có các ý kiến khuyến nghị gửi tới Chính phủ ngay sau Hội thảo này.

-
PVFCCo - Phú Mỹ và PTSC hợp tác chiến lược trong lĩnh vực logistics -
Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả -
Mô hình kinh doanh sinh lời thời vốn ít -
Ngành thuế phản ứng nhanh chóng với thuế quan từ Mỹ -
Loạt ngành hàng tỷ USD sốt ruột với thuế quan Mỹ -
Cân nhắc chế độ ưu tiên riêng về hải quan cho doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao -
TP.HCM: Doanh nghiệp ngành gỗ chủ động chuyển hướng và nâng sức cạnh tranh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành