-
Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
Cần Thơ xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương hiệu quả -
Quảng Ngãi nghiên cứu mô hình hoạt động Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia -
Những dấu ấn kinh tế nổi bật trong lĩnh vực giao thông vận tải năm 2024
Cụ thể, lễ Ký kết hợp tác chiến lược giữa Deutsche Investitions - und Entwicklungsgesellschaft mbH (DEG) và CTCP Điện Gia Lai (GEC, Công ty, mã chứng khoán: GEG) diễn ra tại trụ sở Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) diễn ra chiều ngày 6/2.
Sau thời gian hơn 1 năm tích cực trao đổi, xúc tiến các thủ tục liên quan giữa GEC và DEG, đến nay việc hợp tác đã hoàn tất, mở ra 1 chương mới cho sự phát triển của GEC với thông điệp "Năng lượng xanh - Xu hướng toàn cầu”.
Trong cả năm 2022, GEC là điểm đến của dòng vốn xanh từ các định chế tài chính Châu Âu và đích đến đầu tư chiến lược của nhà đầu tư Nhật Bản.
Riêng với đối tác DEG, đây là khoản đầu tư lưỡng tính của DEG dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức chuyển đổi riêng lẻ, mức cổ tức ưu đãi cố định 6%/năm VND, giá chuyển đổi lên đến 32.000 đồng/cổ phiếu.
Với hơn 60 năm hoạt động trên 84 quốc gia với tổng tài sản khoảng 8 tỷ EUR, DEG là Định chế Tài chính phát triển lớn nhất Châu Âu thuộc Tập đoàn Ngân hàng Phát triển KfW của Chính phủ Đức hoạt động cùng sứ mệnh hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp hoạt động theo chuẩn mực ESG về môi trường, xã hội và quản trị.
Đặc biệt là tập trung vào phát triển ngành năng lượng tái tạo với tiêu chí tiếp cận các Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quản trị công ty theo thông lệ quốc tế về môi trường và xã hội chuẩn IFC.
Tại thị trường Việt Nam, DEG đã đầu tư khoảng 350 triệu USD trong 25 năm qua, tập trung vào các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nông nghiệp, dịch vụ tài chính - ngân hàng, tiêu dùng và công nghiệp.
Ông Matthias Goulnik - Phó Chủ tịch DEG cho biết: "Tại DEG, chúng tôi tin tưởng rằng khu vực tư nhân có thể giải quyết các thách thức toàn cầu vì một tương lai bền vững. Qua đó lĩnh vực Năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực trọng tâm của chúng tôi", nói.
Cũng theo ông Matthias Goulnik, khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là rất quan trọng trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu. GEC đã nhiều lần chứng minh khả năng phát triển nhiều dự án trong thời gian ngắn với lợi nhuận kinh tế hợp lý đồng thời đa dạng hóa rủi ro đầu tư.
Với khoản đầu tư cổ phần ưu đãi vào GEC, DEG đặt mục tiêu củng cố vị thế một trong những nhà phát triển năng lượng tái tạo hàng đầu tại Việt Nam của GEC và thúc đẩy hơn nữa việc sản xuất năng lượng tái tạo.
Còn ông Jochen Steinbuch - Giám đốc DEG khu vực Đông Nam Á, khoản đầu tư vào GEC, khẳng định sự tin tưởng và mối quan hệ bền chặt giữa DEG với TTC. Ở Châu Á, Việt Nam là một Quốc gia quan trọng trong việc đầu tư đối với DEG với thành tích về khoản đầu tư hàng năm lên tới 90 triệu EUR.
Tại Việt Nam, DEG hợp tác với các doanh nghiệp địa phương dẫn đầu ngành, như SBT - ngành mía đường hay GEC - ngành năng lượng, là trọng tâm chiến lược chính của DEG.
DEG kết hợp các dịch vụ tài chính của mình với một loạt các hoạt động tư vấn và hỗ trợ để thúc đẩy các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp, môi trường và xã hội.
Trong khi đó, ngành năng lượng là một trong năm ngành chủ lực của Tập đoàn TTC đang được tập trung và đẩy mạnh phát triển theo đúng xu thế chuyển dịch năng lượng bình đẳng dự kiến sẽ cắt giảm được 500 triệu tấn khí thải vào năm 2035 nếu các mục tiêu hoàn thành.
Thỏa thuận đối tác chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP) dự kiến sẽ giúp Việt Nam hiện thực mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050, đẩy nhanh quá trình giảm phát thải khí nhà kính và chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch với số vốn huy động dự kiến 15,5 tỷ USD từ Khối tư nhân và chính phủ trong 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam.
Tại GEC, với sự định hướng của nhà sáng lập - cũng là cổ đông lớn, sự hợp tác chiến lược của các cổ đông, nhà đầu tư nước ngoài trong hành trình 6 năm qua, GEC đã đón đầu việc phát triển năng lượng tái tạo hiện đang là xu hướng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mới đây, GEC cũng nhận được khoản vay xanh nước ngoài đầu tiên theo tiêu chuẩn châu Âu.
Theo đó, đối tác từ châu Âu vừa phát hành gói Trái phiếu xanh trị giá 9 triệu USD (tương đương 212 tỷ đồng) cho Công ty cổ phần Điện Gia Lai, thành viên của Tập đoàn TTC.
Trước đó, Tập đoàn JERA Nhật Bản - Công ty Năng lượng LNG lớn nhất Nhật Bản và là top 3 Công ty năng lượng Nhật Bản với tổng công suất phát điện lên đến gần 80 GW tại Nhật Bản và hơn 10 quốc gia thuộc 4 châu lục nhận chuyển nhượng 35,1% vốn điều lệ của GEC.
Với cam kết Net Zero vào 2050 tại COP 26 của Thủ tướng Chính phủ, GEC đã đạt được các thành tích đáng khích lệ với danh mục năng lượng tái tạo phong phú, đa dạng loại hình, từ thủy điện đến điện mặt trời, áp mái và điện gió... và trở thành Công ty duy nhất thuộc Rổ VNSI 20 trên thị trường chứng khoán bao gồm 20 Công ty phát triển bền vững tiêu biểu tại Việt Nam.
GEC vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, ghi nhận 1 năm hoạt động đang theo đúng định hướng dịch chuyển năng lượng xanh.
Doanh thu bán điện vẫn là nguồn doanh thu chính của Công ty khi kết thúc năm 2022 với 94% cơ cấu Doanh thu thuần, thấp hơn mức 99% năm 2021 trong chủ trương đa dạng hóa nguồn thu và đạt 1.958 tỷ đồng, tăng 43% cùng kỳ.
Đặc biệt là ghi nhận doanh thu bán hàng hóa 113 tỷ đồng, tăng so với năm 2021 và chiếm 5% trong cơ cấu nhờ vào việc phân phối thép, cọc... phục vụ cho các dự án Năng lượng tái tạo.
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận 2.093 tỷ đồng, và lợi nhuận gộp ghi nhận 1.011 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 32%. Biên lợi nhuận gộp tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 48%, cao hơn mức 39% của trung bình ngành.
Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý danh nghiệp/doanh thu thuần duy trì ở mức 8% do Công ty đã thực hiện tốt việc kiểm soát chi phí trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá tăng mạnh bắt đầu từ quý 3/2022 duy trì đến hiện nay.
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế cả năm đạt 407 tỷ đồng và 371 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 14% cùng kỳ, đồng thời vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế phấn đấu được Đại hội thông qua vào tháng 4/2022.
Tính tới thời điểm hiện tại, GEC đang vận hành và xây dựng 23 nhà máy năng lượng tái tạo đa dạng loại hình từ thủy điện, điện mặt trời, áp mái và Điện Gió tại 14 tỉnh thành với tổng công suất gần 750 MWp.
Đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của GEC đạt 17.118 tỷ đồng, tăng 37% so với đầu năm, đến từ sự tăng trưởng của tài sản dở dang dài hạn do Công ty tiến đến hoàn tất xây dựng Nhà máy Điện Gió gần bờ Tân Phú Đông 1 - 100 MW, thuộc chuỗi dự án Tân Phú Đông 150 MW tại Tiền Giang.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai kết phiên ngày 6/2 đạt mức 15.100 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với hai phiên liền trước.
-
Quảng Ngãi nghiên cứu mô hình hoạt động Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia -
Những dấu ấn kinh tế nổi bật trong lĩnh vực giao thông vận tải năm 2024 -
Báo cáo Thủ tướng gỡ vướng đoạn 2,7 km đường Vành đai 2 TP.HCM -
Nhiều quy định đột phá về đầu tư sắp đi vào cuộc sống -
Bình Định: Lộ diện chủ đầu tư thực hiện dự án khu du lịch hơn 2.500 tỷ đồng -
Điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị để mở rộng dư địa phát triển -
Tăng phần vốn nhà nước tại Dự án sân bay Sapa lên 49,16% tổng mức đầu tư
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán