
-
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
-
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ thời điểm niêm yết Vinpearl và VinFast hòa vốn
-
Viconship nâng kế hoạch lợi nhuận năm 2025 và huỷ kế hoạch chào bán cổ phiếu
-
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 180.000 tỷ đồng -
Thắng thầu 9 dự án lớn, FPT đạt doanh thu 16.058 tỷ đồng trong quý I/2025
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhà nước sẽ chỉ còn nắm 51% vốn
Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Công trình Tân Cảng đã công bố thông tin về đợt chào bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Hơn 3,27 triệu cổ phần (tương ứng gần 36,44% vốn điều lệ) của Công ty sẽ được bán đấu giá công khai ra công chúng với mức giá khởi điểm 15.322 đồng/cổ phần, tương ứng giá trị huy động hơn 50 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ban đầu, Công ty dự kiến bán 2,34 triệu cổ phần (26%) cho nhà đầu tư chiến lược, song theo thông tin được công bố, phương án được hai bên chốt là 10%, danh tính của đối tác này chưa được tiết lộ. “Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn theo tiêu chí là nhà đầu tư trong nước có uy tín và năng lực, ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà, công trình kỹ thuật, kinh doanh bất động sản”, Công ty cho hay.
Bên cạnh đó, 170.200 cổ phần được bán cho người lao động trong Công ty với giá 6.000 đồng/cổ phần và được thực hiện trước khi bán đấu giá công khai. Tuy nhiên, số cổ phần này đi kèm với điều kiện không được chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua.
Như vậy, sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, vốn điều lệ của Công ty giữ nguyên là 90 tỷ đồng, tương đương 9 triệu cổ phần. Cơ cấu sở hữu cổ phần của Công ty gồm: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nắm giữ 4,59 triệu cổ phần, chiếm 51%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 0,9 triệu cổ phần (10%); bán ưu đãi cho người lao động hơn 0,23 triệu cổ phần (2,56%); đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường hơn 3,27 triệu cổ phần (36,44%).
Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Công trình Tân Cảng tiền thân là đơn vị công binh thuộc Quân chủng Hải quân. Qua nhiều lần sáp nhập, năm 2007, Công ty chính thức được thành lập, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nắm 100% vốn.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, với công trình tiêu biểu là thi công hệ thống cảng Tân Cảng Cát Lái được đánh giá là cảng container hiện đại và lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trong quá khứ, Công ty chủ yếu xây dựng các công trình giao thông, cầu cảng, doanh trại, hạ tầng kỹ thuật cho Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng, nhưng hiện đã mở rộng thêm sang cả các công trình dân sinh, cho thuê cẩu KE.
Hoạt động kinh doanh gắn chặt với khối quốc phòng
Với hoạt động kinh doanh chủ yếu gắn với Quân chủng Hải Quân và hệ thống Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, nên sau chuỗi tăng trưởng từ năm 2017-2019 và đạt đỉnh doanh thu 530 tỷ đồng vào năm 2019, doanh thu, lợi nhuận giai đoạn 2020-2021 của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Công trình Tân Cảng ngày càng đi lùi.
Năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt gần 333 tỷ đồng và hơn 9,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 27,4% và 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo lý giải của Công ty, năm 2020 tình hình kinh tế khó khăn, dịch bệnh kéo dài, nên doanh thu giảm so với năm 2019 và cũng thấp hơn so với các năm trước. Đến năm 2021, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp, nên việc kinh doanh của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng.
Về tài sản, sau 5 năm, tổng tài sản của Công ty giảm gần 72%, còn 239 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Công ty thường xuyên duy trì lượng tiền mặt lớn, với 34,5 tỷ đồng tiền và tương đương tiền vào cuối năm 2021, trong khi cuối năm 2020 là 73,6 tỷ đồng. Trong 140 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, số phải thu của Bộ Tư lệnh Hải quân là hơn 79 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thuyết minh tài chính năm 2021 của Công ty thể hiện nhiều nghiệp vụ khác liên quan đến các cơ quan, doanh nghiệp khối quốc phòng, tiêu biểu là khoản ủy thác đầu tư qua công ty mẹ vào Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với số lượng 640.730 cổ phần.
Điểm tích cực cần kể tới trên bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Công trình Tân Cảng là không có vay và nợ thuê tài chính. Ngoài 90 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, nguồn vốn của Công ty có phần đáng kể từ việc người mua trả tiền trước ngắn hạn.
Sau cổ phần hóa, Công ty dự kiến mở rộng quan hệ, mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh, xác định thị trường tiềm năng là các dự án đầu tư công trình thủy, công trình giao thông. Giai đoạn 2022-2026, Công ty dự kiến doanh thu tăng trung bình khoảng 4,5%, lợi nhuận sau thuế tăng trung bình 5,6%/năm.
-
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới
-
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
-
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
-
Novaland muốn chuyển đổi 60 ha đất tại TP.HCM để xây nhà ở xã hội -
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ thời điểm niêm yết Vinpearl và VinFast hòa vốn -
Viconship nâng kế hoạch lợi nhuận năm 2025 và huỷ kế hoạch chào bán cổ phiếu -
ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Doanh thu quý I/2025 tăng 19% lên 4.119 tỷ đồng -
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 180.000 tỷ đồng -
Thắng thầu 9 dự án lớn, FPT đạt doanh thu 16.058 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Long Hậu hoàn thành 75,9% kế hoạch lợi nhuận trong quý I/2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu