-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Thưa Đại sứ, kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 7/2007, hợp tác thương mại và đầu tư hai nước đã có chuyển biến gì?
Quan hệ Ấn Độ và Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Hai nước nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2007, và nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2016, khi Thủ tướng Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam. Khuôn khổ hợp tác này bao gồm hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, trao đổi đoàn cấp cao và giao lưu nhân dân.
Ngài P. Harish, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam |
Về thương mại, kim ngạch song phương đã tăng gấp 10 lần, từ 1,15 tỷ USD trong năm tài khóa 2006 - 2007, lên 10,1 tỷ USD vào năm tài khóa 2016 - 2017 (theo số liệu của Ấn Độ). Lãnh đạo hai nước đã đặt ra mục tiêu thương mại song phương 15 tỷ USD vào năm 2020. Ấn Độ nằm trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Ấn Độ trong khu vực ASEAN.
Về đầu tư, Việt Nam hiện có 136 dự án của Ấn Độ, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,28 tỷ USD, bao gồm cả vốn đến từ Ấn Độ thông qua nước thứ ba, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, khoáng sản, chế biến nông sản, công nghệ thông tin và linh kiện ô tô. Dự án mới nhất của Ấn Độ là dự án chế biến cà phê hòa tan của Công ty Cà phê Tata Coffee tại tỉnh Bình Dương, với tổng vốn đăng ký là 63 triệu USD.
Như Đại sứ vừa nói, lãnh đạo hai nước đã đặt ra mục tiêu thương mại song phương 15 tỷ USD vào năm 2020. Vậy làm cách nào để đạt được mục tiêu này?
Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn trong việc tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư sang nhau, nhằm đẩy mạnh thương mại.
Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, bao gồm một số rào cản kỹ thuật đối với thương mại, vẫn còn là những cản trở lớn đối với việc thúc đẩy thương mại song phương và các rào cản này hiện đang được tháo gỡ. Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý tạo điều kiện cho dòng thương mại song phương giữa hai nước, thông qua việc giảm thiểu tối đa việc áp dụng các rào cản thương mại và từng bước dỡ bỏ các rào cản này, phù hợp với Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ.
Việt Nam và Ấn Độ đã có 10 năm là đối tác chiến lược song phương. Đại sứ có kỳ vọng gì về hợp tác này trong 10 năm tới?
Việc nâng tầm đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện là minh chứng rõ ràng về thiện chí, niềm tin và tầm quan trọng mà hai nước đặt vào quan hệ song phương. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện bao gồm nhiều chủ đề, như hợp tác phát triển, an ninh quốc phòng, phát triển nhân lực, hợp tác kinh tế và thương mại, giao lưu văn hóa, giáo dục và hỗ trợ phát triển chính thức.
Tháng 7/2017, bà Sushma Swaraj, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ và ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã ký kết một kế hoạch hành động để hiện thực hóa khuôn khổ quan hệ hợp tác mới này, trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cam kết đạt được mục tiêu thương mại song phương là 15 tỷ USD thông qua việc cải thiện chính sách, dỡ bỏ các rào cản và tăng đầu tư lẫn nhau trong những lĩnh vực chủ chốt.
Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ dự kiến tăng cường kết nối trong hàng không và đường biển. Dự kiến cuối năm nay, Vietjet sẽ mở đường bay thẳng sang Ấn Độ. Liên kết trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính cũng được đẩy mạnh. Hơn nữa, Ấn Độ cũng tăng cường các dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, giảng dạy tiếng Anh và khoa học - công nghệ.
Với cách tiếp cận đa ngành như vậy, chúng ta có thể hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và khai thác được các tiềm năng của hai nước, hai dân tộc.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"