
-
Chính thức cho xe ô tô lưu thông trên 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Bình Định bố trí 750 tỷ đồng tham gia Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Động thái mới tại tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vốn 8,37 tỷ USD
-
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM
-
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội -
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo
Đây là nhận định của nhiều doanh nghiệp Ấn Độ tại Hội thảo, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ diễn ra ngày 27/2, tại TP.HCM.
Nhận định về khả năng hợp tác đầu tư giữa 2 nước, ông Amitabh Ray, Chủ tịch công nghệ, Phòng Thương mại Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ hiện dẫn đầu thị trường phần mềm toàn cầu, trong khi Việt Nam đang trở thành nhân tố quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Điều này mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời giúp các doanh nghiệp công nghệ thông tin Ấn Độ đầu tư và nhập khẩu thiết bị bán dẫn từ Việt Nam.
“Sự kết hợp giữa thế mạnh công nghệ thông tin của Ấn Độ và năng lực phần cứng của Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển đô thị thông minh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống” ông Amitabh Ray nhấn mạnh.
![]() |
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC) tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) |
Thông qua ý kiến ghi nhận từ các doanh nghiệp Ấn Độ, bà Liêu Thị Phượng, Trưởng đại diện Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC) tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 10% mỗi năm với doanh thu hơn 150 tỷ USD là lợi thế rất lớn.
Khi Việt Nam đang vươn lên trở thành trung tâm sản xuất công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin với tốc độ tăng trưởng hai con số thì các doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn rót vốn đầu tư vào các lĩnh vực như chất bán dẫn và phần mềm.
Một lợi thế lớn mà Việt Nam đang có là chi phí cạnh tranh và lực lượng lao động tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng với các ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp thấp sẽ là lợi thế để Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài. “Ngày nay, khi nhiều công ty tìm kiếm địa điểm thay thế Trung Quốc, Việt Nam trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong lĩnh vực công nghệ thông tin” bà Phượng nhấn mạnh.
Một lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác được doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm là phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam.
Bà Phượng dẫn số liệu rằng, hiện nay Việt Nam có hơn 830 khu đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,6%. Các doanh nghiệp Ấn Độ với những tiến bộ trong công nghệ thông tin, kết nối băng thông rộng và công nghệ vệ tinh, có thể hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tham vọng về thành phố thông minh.
Ngoài ra, doanh nghiệp Ấn Độ còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực Việt Nam để thúc đẩy quá trình xây dựng thành phố thông minh.
Tuy vậy, đại diện của ICC cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm đến việc đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam nên thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định phân khúc mục tiêu và xây dựng chiến lược phù hợp.
Doanh nghiệp Ấn Độ cũng có thể hợp tác với các công ty công nghệ trong nước, tận dụng các chương trình hỗ trợ của Chính phủ và đầu tư vào phát triển nhân tài.
“Bằng cách thực hiện những bước đi chủ động này và tận dụng các cơ hội mà ngành công nghệ thông tin Việt Nam mang lại, các doanh nghiệp Ấn Độ có thể định vị mình để thành công lâu dài trên thị trường đầy tiềm năng này” bà Phượng nói tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan rất đồng tình về tiềm năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin giữa 2 nước.
Ông Hoan cho biết, TP.HCM mong muốn hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Ấn Độ, để thúc đẩy các dự án công nghệ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, và các giải pháp phần mềm cho các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, Thành phố đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thông qua hợp tác với các doanh nghiệp Ấn Độ trong việc tổ chức các chương trình đào tạo.
“TP.HCM đang đầu tư và phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin. Chúng tôi cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp Ấn Độ có thể đầu tư, hợp tác và phát triển bền vững lĩnh vực này tại TP.HCM” Phó chủ tịch UBND TP.HCM cam kết.
Trong khuôn khổ của hội thảo, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) và Hội Tin học TP.HCM (HCA) ký kết bản bản ghi nhớ hợp tác với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nhân và thành viên doanh nghiệp của hai bên để mở rộng cơ hội đầu tư và phát triển thị trường tại hai quốc gia.

-
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo -
Chủ tịch Quốc hội: Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp -
Đà Nẵng thông qua loạt dự án đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất -
Không lo FDI “đổi hướng” do thuế đối ứng -
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc -
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế