
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
![]() |
Hiện tại, chỉ một số công ty bảo hiểm nước ngoài như AIG, QBE, Chubb… triển khai bảo hiểm an ninh mạng |
Bảo hiểm an ninh mạng: Thế giới phát triển từ lâu
Theo các chuyên gia trong ngành, bảo hiểm an ninh mạng và an toàn dữ liệu được các công ty bảo hiểm trên thế giới phát triển từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhu cầu về sản phẩm này xuất phát từ các công ty trong ngành công nghệ truyền thông và một số công ty dịch vụ muốn được bảo vệ trước những tác hại của việc lan truyển virut và mất các thông tin mật của khách hàng.
Sau đó, do các sự cố an ninh mạng ngày càng nhiều, nên sản phẩm bảo hiểm này cũng ngày càng phát triển. Theo một nghiên cứu của Aon và Aon Inpoit, ước tính từ năm 2015, thị trường toàn cầu của bảo hiểm an ninh mạng sẽ đạt khoảng 1,7 tỷ USD phí hàng năm. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 đạt 30% và tăng cao hơn vào năm 2016, ước đạt 2,3 tỷ USD tiền phí.
Ở thị trương châu Á, nhất là sau sự cố virút WannaCry, các nhu cầu về bảo hiểm an ninh mạng đã tăng vọt. Đơn cử, theo Hiệp hội An ninh mạng Nhật Bản (JNSA), trong năm 2016, doanh số bảo hiểm an ninh mạng của 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất của quốc gia này đạt hơn 1.000 sản phẩm. Những quý đầu năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm này tại một số công ty bảo hiểm của Nhật đã tăng 3-5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu mua bảo hiểm an ninh mạng đang gia tăng nhanh chóng tại Nhật, theo JNSA, là do lo ngại nguy cơ tấn công mạng, đặc biệt sau loạt vụ tấn công bằng các mã độc "tống tiền" như Petya hay WannaCry nhằm vào nhiều nước trên thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian vừa qua.
… Việt Nam vẫn “thờ ơ”
“Các sự cố an ninh mạng quy mô lớn đang ngày càng phổ biến và trở thành mối quan ngại của cả người tiêu dùng, cũng như chính phủ của các quốc gia. Tuy nhiên, trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vẫn chưa đủ kiến thức và năng lực quản lý các rủi ro mới về an ninh mạng trong xã hội công nghệ số phức tạp hiện nay”, kết quả khảo sát Thực trạng an toàn thông tin toàn cầu do PwC vừa thực hiện nêu rõ.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, đại diện PwC cho biết, mặc dù nhận thức được mối nguy hại đến từ lỗ hổng an ninh mạng đang tăng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với rủi ro này.
“Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 44% doanh nghiệp không có chiến lược tổng thể về an toàn thông tin; 48% không có chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho nhân viên; 54% không có cơ chế đối phó với tấn công mạng…”, đại diện PwC cho hay.
Theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán, tại thị trường Việt Nam hiện nay, mới chỉ có một số công ty bảo hiểm nước ngoài như AIG, QBE, Chubb… triển khai bảo hiểm an ninh mạng.
Phạm vi bảo hiểm của sản phẩm này bao gồm những thiệt hại về thông tin của khách hàng khi có sự cố an ninh mạng (hacker, virut…); chi phí thông báo vi phạm dữ liệu (khi có sự cố vi phạm dữ liệu, công ty sẽ trả các chi phí để thông báo cho khách hàng, chi phí pháp lý liên quan); chi phí sữa chữa, thay thế hệ thống công nghệ thông tin sau khi có sự cố an ninh mạng; gián đoạn kinh doanh do các vấn đề về an ninh mạng…
“Vì là sản phẩm khá đặc thù và mới được triển khai nên số đơn cấp ra còn rất nhỏ, toàn thị trường chỉ có vài chục đơn”, đại diện một doanh nghiệp đang triển khai sản phẩm bảo hiểm an ninh mạng cho biết.
“Tuy nhiên, chúng tôi không quá e ngại về điều này, bởi tỷ lệ các công ty tham gia sản phẩm bảo hiểm này còn thấp, nên thị trường còn rất tiềm năng. Thực tế, ngay tại các thị trường phát triển, doanh thu phí của sản phẩm bảo hiểm an ninh mạng cũng mới bắt đầu tăng trưởng trong những năm gần đây”, vị đại diện này chia sẻ.

-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025