
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
![]() |
35% lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho biết thu được lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan từ EVFTA. |
Những lợi ích và thách thức của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được các doanh nghiệp châu Âu nhắc tới trong Báo cáo kết quả Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2023 được Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) công bố ngày 10/7/2023.
Chỉ số BCI được thực hiện hàng quý được xem là thước đo hàng đầu để đánh giá góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu về thị trường Việt Nam.
Bằng cách thu thập phản hồi từ mạng lưới rộng lớn gồm 1.300 thành viên của EuroCham Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, báo cáo cung cấp những đánh giá sâu sắc về bối cảnh kinh doanh hiện tại ở Việt Nam và đưa ra cái nhìn tổng quan về những kỳ vọng trong tương lai.
Có tới hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết được hưởng lợi từ EVFTA, với tỷ lệ 35% lãnh đạo doanh nghiệp EU nói rằng đã thu được lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan từ FTA này.
EVFTA bắt đầu thực thi từ tháng 8/2020, tức là chỉ còn gần 1 tháng nữa là tròn 3 năm. Đây là FTA thế hệ mới, được cộng đồng doanh nghiệp EU và Việt Nam kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích về mở cửa thị trường, tạo thuận lợi thương mại, cắt giảm thuế quan...
Năm ngoái, các doanh nghiệp thuộc 27 nước thành viên EU đã xuất khẩu sang Việt Nam lượng hàng hóa trị giá 15,42 tỷ USD, giảm 8,7% so với năm 2021.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ việc giảm nhập khẩu từ một số thị trường lớn như: Đức, Ireland, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ba Lan. Nổi bật là việc giảm nhập khẩu từ Ireland với giá trị giảm hơn 1,1 tỷ USD, tương ứng giảm 24,6% so với 2021 và chủ yếu là giảm nhập khẩu mặt hàng bộ vi xử lý phục vụ cho sản xuất các sản phẩm điện tử.
Thương mại song phương Việt Nam-EU còn nhiều dư địa tăng trưởng khi khối này tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm củng cố và nâng cao vị thế của EU trong khu vực dựa vào những ưu thế về khoa học
công nghệ, chuyển đổi số, xanh, chống biến đổi khí hậu, hợp tác phát triển...
Trong đó, EU coi trọng Việt Nam trong việc triển khai chiến lược này với vai trò dẫn dắt trong ASEAN.
Điểm "chưa hài lòng" được ghi nhận trong kết quả Chỉ số BCI được các doanh nghiệp phản ánh vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức trong việc tận dụng tối đa các thỏa thuận của Hiệp định, với các thủ tục hành chính và việc hiểu biết không đầy đủ về EVFTA vẫn là những rào cản chính đối với việc phát huy tối đa các lợi ích từ Hiệp định này.
Đã có 25/27 nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam với 2.384 dự án, tổng vốn đăng ký đạt khoảng 27,6 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam, tính đến tháng 8/2022.

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort