Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Doanh nghiệp “choáng” với đề xuất mới cho Brexit
Lê Quân (Independent) - 04/10/2019 16:08
 
Doanh nghiệp được phen choáng váng với đề xuất dựng hàng rào thuế quan ở biên giới Ireland mà Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đề cập trong kế hoạch Brexit.
Thủ tướng Anh cho rằng đề xuất mới của ông là sự thỏa hiệp công bằng và hợp lý. Ảnh: AFP
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng đề xuất mới của ông là sự thỏa hiệp công bằng và hợp lý. Ảnh: AFP

Đề xuất này đã được trình lên Liên minh châu Âu (EU) nhằm thay thế “chốt chặn cuối tại Ireland” gây tranh cãi thời gian qua. “Chốt chặn cuối” được hiểu là thỏa thuận để đảm bảo sau khi Anh rời EU, cả Bắc Ireland và Anh vẫn tiếp tục tham gia liên minh hải quan và Bắc Ireland vẫn là một thành viên của thị trường chung EU cho đến khi các bên thống nhất thỏa thuận thay thế. Đây được xem là giải pháp tạm thời để giữ ổn định biên giới Ireland vốn đã bình yên trong nhiều thập kỷ qua.

Theo đề xuất, sẽ thiết lập các chốt kiểm tra hải quan đối với hoạt động giao thương giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland cũng như thực hiện kiểm soát biên giới hợp pháp đối với khu vực Biển Ireland. Trong đó, Bắc Ireland vẫn phải tuân thủ các quy định của EU về nông sản, thực phẩm, hàng sản xuất chế tạo.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã cảnh báo Thủ tướng Anh về “một số điểm có vấn đề” trong đề xuất của ông chủ số 10 Downing, trong khi Guy Verhofstadt - người đứng đầu nhóm chỉ đạo Brexit của Nghị viện Châu Âu cho rằng đề xuất của phía Anh hoàn toàn không tích cực và cũng không đưa ra biện pháp bảo vệ cần thiết cho Ireland.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu hoan nghênh một số điểm tích cực liên quan đến tính kết nối pháp lý giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland và việc kiểm soát hàng hóa từ Anh. Trao đổi qua điện thoại với Thủ tướng Johnson, ông Juncker cho biết Ủy ban châu Âu sẽ xem xét bản đề xuất của Anh “một cách khách quan và dựa trên các tiêu chí của chúng tôi.”

Về phần mình, Thủ tướng Anh phản hồi rằng kế hoạch của ông là sự thỏa hiệp công bằng và hợp lý, đồng thời cảnh báo rằng nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, thì “đồng nghĩa với thất bại trong cách quản lý mà tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm.”

Downing Street tin rằng chuyện sẽ trở nên rõ ràng hơn vào ngày 5/10 - thời điểm quyết định liệu Anh còn cửa để đạt thỏa thuận cho Brexit không. Nếu không, Thủ tướng Johnson sẽ phải đối mặt với lựa chọn hoặc tiếp tục thực hiện cam kết “sống chết” của mình để đưa Anh rời EU mà không cần thỏa thuận vào đúng ngày 31/10, hoặc yêu cầu Brussels gia hạn Brexit.

Thủ tướng Anh đã thảo luận các kế hoạch qua điện thoại với người đồng cấp Đức Angela Merkel và người đồng cấp Ireland Leo Varadkar.

Sự đồng thuận luôn cần thiết đối với bất kỳ thỏa thuận nào. Thủ tướng Ireland Varadkar cho rằng đề xuất của phía Anh không đáp ứng hết các mục đích của việc “chốt chặn cuối ở Ireland”, nhưng ông Varadkar cam kết sẽ nghiên cứu thêm trước khi trao đổi với người đồng cấp Anh Boris Johnson vào tuần tới.

Đề xuất mới đây và cũng là cuối cùng về Brexit được công bố vài giờ sau bài phát biểu của Thủ tướng Anh Johnson tại Hội nghị của đảng Bảo thủ. Tại đây, sau khi “thổi phồng” việc Quốc hội nước này từ chối thực hiện Brexit, ông chủ số 10 Downing giành được sự cổ vũ lớn từ những người tham dự hội nghị với tuyên bố “chúng ta có thể, phải và sẽ… hoàn thành Brexit.

Theo đề xuất của ông Johnson, Anh và EU phải cam kết tránh lập các chốt kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, vẫn tiến hành kiểm tra hải quan đối với tất cả hàng hóa giao thương giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland (ngoại trừ một số thương nhân nhỏ) theo hình thức điện tử hoặc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của thương nhân hoặc trong chuỗi cung ứng.

Đồng bảng Anh trượt dốc ngay sau những lo ngại về đề xuất mới của Thủ tướng Johnson.

Đề xuất trên còn tệ hơn là không có thỏa thuận nào cho các doanh nghiệp Bắc Ireland, Tập đoàn thương mại Manufacturing Bắc Ireland khẳng định.

Theo lý giải của tập đoàn này, thuế quan đối với hoạt động giao thương giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland sẽ báo hại ngành nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp gần biên giới sẽ bị “đứt mạch” khách hàng và chuỗi cung ứng.

Brexit ở Anh: Gió đã đổi chiều?
Thủ tướng Anh Boris Johnson có vẻ đã phải thay đổi quan điểm sau khi chiến lược đưa Anh rời khỏi liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 31/10 mà không có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư