Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc trong thế "một cổ hai tròng" quy định IPO
Lê Quân - 30/08/2021 13:47
 
Nếu được Washington và Bắc Kinh áp dụng chính thức, doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc sẽ cùng lúc đối mặt với một loạt quy định mới về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các doanh nghiệp thực hiện niêm yết ở nước ngoài, sau khi Didi huy động được 4,4 tỷ USD từ IPO tại Mỹ vào cuối tháng 6/2021. Ảnh: Reuters
Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các doanh nghiệp thực hiện niêm yết ở nước ngoài, sau khi nền tảng gọi xe Didi huy động được 4,4 tỷ USD từ IPO tại Mỹ vào cuối tháng 6/2021. Ảnh: Reuters

Theo Wall Street Journal, Trung Quốc đang xem xét các quy định mới về việc hạn chế các công ty internet nước này sang Mỹ niêm yết. Mục tiêu cụ thể mà cơ quan chức năng Trung Quốc nhắm vào là những công ty công nghệ có dữ liệu liên quan đến người dùng, còn các đơn vị nắm giữ ít dữ liệu hơn như công ty dược phẩm có thể "miễn nhiễm" với lệnh cấm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ.

Cổ phiếu Alibaba giảm gần 3% trong ngày giao dịch cuối tuần trước, còn tính từ đầu tháng cổ phiếu này đã "bốc hơi" tổng cộng 15%. Invesco Golden Dragon China ETF, chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, bao gồm cả chứng chỉ lưu kí tại Mỹ (ADR) của các công ty có trụ sở chính và được thành lập tại Trung Quốc đại lục, đã tuột mất 26% trong quý này do áp lực pháp lý gia tăng.

Hiện các quy định mới về IPO vẫn chưa được hoàn thiện và Bắc Kinh dự kiến áp dụng các quy định này vào khoảng quý IV/2021, Wall Street Journal đưa tin.

Tuần trước, một quan chức cấp cao của Cơ quan quản lý an ninh mạng Trung Quốc cho biết các công ty Trung Quốc muốn niêm yết cổ phiếu công khai, kể cả những công ty có kế hoạch niêm yết ở nước ngoài, phải đáp ứng hai yêu cầu chính, bao gồm: tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia; đảm bảo an ninh của mạng lưới quốc gia, cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, và dữ liệu cá nhân.

Các ngành nắm giữ dữ liệu quan trọng được Cơ quan quản lý an ninh mạng Trung Quốc xác định gồm: dịch vụ thông tin và truyền thông công cộng, năng lượng, giao thông vận tải, công trình cấp nước, tài chính, và dịch vụ công.

Bắc Kinh đang tăng cường quản lý doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ đến giáo dục và công nghiệp game; đồng thời thắt chặt các hạn chế đối với các luồng dữ liệu xuyên biên giới và bảo mật. Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã có một số động thái "nắn gân" những công ty công nghệ quyền lực nhất nước này, bao gồm Didi, Alibaba, và Tencent.

Cùng lúc, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cũng tăng cường soi xét các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội IPO tại thị trường này. Theo đó, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ yêu cầu các công ty Trung Quốc muốn IPO phải tiết lộ thêm thông tin về cấu trúc công ty và bất kỳ rủi ro về những hành động trong tương lai từ chính phủ Trung Quốc.

"Các thực thể có lợi ích thay đổi" là một cấu trúc phổ biến được các công ty lớn của Trung Quốc, từ Alibaba đến JD.com áp dụng khi niêm yết tại Mỹ, trong khi các công ty này vẫn chịu sự giám sát của Trung Quốc bởi quốc gia này không cho phép sở hữu trực tiếp nước ngoài trong hầu hết các trường hợp.

Việc áp dụng cấu trúc công ty như trên cho phép doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại Trung Quốc có thể tthành lập các "công ty vỏ bọc" (shell companies) ở hải ngoại và phát hành cổ phiếu cho các cổ đông đại chúng.

Sau vụ IPO của Didi, Trung Quốc "nắn gân" với doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài
Bắc Kinh sẽ tăng cường giám sát các doanh nghiệp thực hiện niêm yết ở nước ngoài, Reuters dẫn tuyên bố hôm 6/7 của chính phủ Trung Quốc cho hay.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư