
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
![]() |
Nhiều đơn kêu cứu đã được gửi đi, nhưng các doanh nghiệp đang tham gia mô hình thí điểm của Bộ Công an không nhận được phản hồi |
Phần lớn doanh nghiệp trên nằm ở khu vực miền Trung và hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng...
Trước đó khoảng nửa tháng, họ nhận được yêu cầu thanh lý hợp đồng hợp tác, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân của các trại giam. Ngày 30/11 là thời hạn cuối phải hoàn thành.
“Doanh nghiệp đồng tình với việc thanh lý hợp đồng, chỉ xin thêm thời gian để tìm kiếm lao động thay thế, vì lao động là máu của doanh nghiệp. Cuối năm, tuyển được lao động rất khó, chưa kể bị gián đoạn công việc...”, các doanh nghiệp đã gửi mong muốn tới lãnh đạo C10 Bộ Công an như vậy, nhưng không nhận được thông tin phản hồi.
Với doanh nghiệp chăn nuôi, khó khăn tăng lên vì đang mùa dịch. “Trong lúc dịch bênh, rất tối kỵ việc thay người, vì liên quan đến khả năng dịch lan từ ngoài vào. Nhưng, không còn phương án nào khác vì người đang làm phải rút đi. Chúng tôi chỉ cần qua đoạn cuối năm, để tuyển lao động và đào tạo kịp các kỹ năng về chăn nuôi cho người mới thôi”, một doanh nghiệp xin dấu tên cho biết.
Đây là các doanh nghiệp tham gia mô hình thí điểm của Bộ Công an, về việc cho phép trại giam phối hợp và đưa phạm nhân ra lao động tại các khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam do doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, xây dựng, trực tiếp tổ chức sản xuất, quản lý. Để tham gia mô hình thí điểm này, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất theo yêu cầu của các trại giam để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2019, có hiệu lực vào ngày 1/1/2020 không cho phép trại giam phối hợp và đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam.
Đã có ý kiến rằng, ngay khi Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) được thông qua, các doanh nghiệp phải chủ động kế hoạch thực thi. Nhưng, trao đổi với Báo Đầu tư Online, các doanh nghiệp trên không hề có thông tin và cũng không nhận được thông báo của các trại đang ký hợp đồng về kế hoạch rút người.
Hiện tại, kế hoạch rút quân đang được thực hiện.
“Giá như được thông báo sớm và giá như đừng vào dịp cuối năm thì chúng tôi sẽ đỡ gánh nặng hơn rất nhiều. Rất có thể sẽ có doanh nghiệp bị phá sản sau đợt này”, một số doanh nghiệp mong muốn khi tính khả năng không đủ người thực hiện các hợp đồng đã ký, khả năng không thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn...

-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức -
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)