
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp
-
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
Công ty Cổ phần Lavifood, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu rau quả dồn sức đầu tư cho hoạt động chế biến để nâng quy mô xuất khẩu rau quả trong những năm tới.
Theo đó, Nhà máy chế biến rau quả Tanifood do Lavifood đầu tư đã được khởi công tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh trên diện tích 15 ha, tổng số vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng.
Với dây chuyền sản xuất tiên tiến và công nghệ hiện đại của Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật, Nhà máy Tanifood sẽ là nơi sản xuất ra các sản phẩm trái cây đông lạnh, nước ép, trái cây sấy khô, sấy dẻo, nước trái cây cô đặc đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia... và thị trường nội địa.
![]() |
Nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam đã được các thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản.. đồng ý nhập khẩu. |
Tại đây có dây chuyền sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước hoa quả bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy 144 triệu hộp/năm.
Khi đi vào hoạt động vào cuối năm 2018, dự kiến mỗi ngày nhà máy sẽ tiêu thụ 500 tấn nguyên liệu như xoài, chanh dây, dứa (khóm), thanh long…
Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho nhà máy, Lavifood đã liên kết với nhiều hộ nông dân Tây Ninh hình thành chuỗi giá trị rau quả, vùng nguyên liệu. Toàn bộ sản phẩm nông dân làm ra sẽ được nhà máy bao tiêu toàn bộ.
Sau nhà máy Tanifood, Lavifood sẽ đầu tư tiếp 4 nhà máy chế biến rau quả ở Tây Ninh với quy mô tương tự, qua đó góp phần đưa Tây Ninh thành thủ phủ chế biến rau quả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Lavifood là Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xuất khẩu rau, củ, quả trái cây (tươi và đông lạnh) đóng tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, Xã An Thạnh, Huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Tháng 5/2016, Lavifood đã ký được hợp đồng có giá trị 1 triệu USD với Công ty TNHH Semiwon Food của Hàn Quốc để xuất khẩu xoài sang thị trường này.
Với thâm niên xuất khẩu rau quả với các vùng nguyên liệu bài bản, Lavifood được nhiều đối tác nhập khẩu chủ động tìm đến đặt hàng. Trước đó, một số Tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng đã trực tiếp đến khảo sát thực tế sản xuất, trồng trọt tại Công ty CP Lavifood.
Năm 2016, lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của nước ta đã vượt gạo, đạt 2,4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu gạo đạt 2,2 tỷ USD.
4 tháng 2017 ước đạt 1 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu cán mốc 3 tỷ USD trong năm 2017
Năm 2016, lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của nước ta đã vượt gạo, đạt 2,4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu gạo đạt 2,2 tỷ USD. Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu cán mốc 3 tỷ USD vào cuối năm nay.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam trong 4 tháng 2017 ước đạt 1 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả trong tháng 4/2017 ước đạt 313 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng rau quả xếp ở vị trí thứ hai, chỉ đứng sau tốc độ tăng trưởng của mặt hàng cao su với kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 611 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những tín hiệu khả quan về xuất khẩu rau quả vẫn đang tiếp tục, khi mới đây, trái vú sữa tươi của Việt Nam đã được Mỹ đồng ý nhập khẩu.
Tính đến thời điểm này, rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang 50 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo Zion Research, Công ty chuyên đánh giá, dự báo thị trường nông sản thế giới cho biết, thị trường rau quả chế biến toàn cầu năm đang có mức tăng trưởng khoảng 8%/năm và sẽ đạt 319,9 tỷ USD vào 2020. Các chuyên gia nhận định, tiềm năng xuất khẩu trái cây của Việt Nam còn rất lớn, nếu các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu khó tính, kiểm soát tốt chất lượng đầu vào kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây của Việt Nam có thể lên tới 5 tỷ USD/năm trong những năm tới.
Đại diện Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho biết, những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản… đang mở cửa nhiều hơn với các loại trái cây chất lượng cao của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn hơn nếu đẩy mạnh khâu giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ nông sản, thực phẩm quốc tế như: Anuga (Đức), Sial (Pháp), Moscow (Nga), Foodex (Nhập Bản)... để gặp gỡ khách hàng toàn cầu, đồng thời nắm bắt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từng khu vực, cũng là giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thay vì quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD -
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh -
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh