-
Phú Yên cần huy động tổng vốn đầu tư 298.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2030 -
Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C -
Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2 -
Kiến nghị gỡ khó về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư cao tốc -
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng
Tại buổi tọa đàm kết nối đầu tư phía Nam do Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS) thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 12/4, các doanh nghiệp nước ngoài đều bày tỏ sự quan tâm đến các ngành công nghệ cao tại các tỉnh phía Nam.
Các doanh nghiệp FDI trao đổi, kết nối đầu tư bên lề buổi tọa đàm- Ảnh: Anh Quân |
Tại tọa đàm, nói về tiềm năng đầu tư của các tỉnh phía Nam, bà Trần Thị Hải Yến, Giám đốc, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS) cho biết, tính đến cuối năm 2022, các tỉnh thành khu vực phía Nam có đến 20.952 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn lên đến 218,93 tỷ USD tương đương 50% tổng vốn đăng ký trên cả nước.
Điều này đã chứng minh khu vực phía Nam là vùng kinh tế trọng điểm và luôn dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn FDI.
Theo kế hoạch trong quý II và III, năm nay, IPCS sẽ phối hợp với các thương vụ, hiệp hội doanh nghiệp các nước sẽ dẫn đoàn doanh nghiệp FDI đi khảo sát, làm việc tại 19/33 tỉnh thành phía Nam.
Các doanh nghiệp FDI đi khảo sát sắp tới đang quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp nhẹ, du lịch, năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, xây dựng khu công nghiệp kết hợp tổ hợp dân cư.
Ở góc độ của nhà đầu tư, ông Rajib Gupta, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM), cho biết miền Nam Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Ấn Độ nhờ cơ sở hạ tầng, chi phí lao động thấp và môi trường kinh doanh thuận lợi.
Hiện nay, nhiều công ty Ấn Độ đã thiết lập sự hiện diện ở miền Nam Việt Nam và dự kiến sẽ thu hút nhiều công ty khác đến đầu tư. Các lĩnh vực mà doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm đầu tư vào các tỉnh phía Nam là công nghệ thông tin; dệt may; dược phẩm; nông nghiệp; năng lượng tái tạo.
“Các doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn Chính phủ Việt Nam ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều nhà đầu tư Ấn Độ” ông Rajib Gupta thay mặt các doanh nghiệp Ấn Độ nêu kiến nghị.
Nói lên suy nghĩ vì sao chọn các tỉnh phía Nam Việt Nam để đầu tư, ông Miguel A. Ferre, Tổng giám đốc Công ty Group MF, cho biết, lý do chính để công ty đầu tư vào khu vực này là do thị trường lớn, có vị trí chiến lược, chính sách thuận lợi và lực lượng lao động dồi dào.
Ông bật mí "khẩu vị" đầu tư của các doanh nghiệp FDI đặc biệt là doanh nghiệp châu Âu đang quan tâm đến thương mại điện tử, năng lượng tái tạo và đầu tư vào các start-up.
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam, ông Miguel A. Ferre chia sẻ, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ tài chính, cho thuê đất và thuế ưu đãi cho các lĩnh vực và khu vực ưu tiên, đặc biệt là những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.
-
Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Làm rõ tham số tài chính Dự án Cảng hàng không Sa Pa -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam