
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
Đây là ý kiến góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Diễn đàn hỗ trợ đầu tư với chủ đề "Nhà đầu tư tìm kiếm gì từ thị trường TP.HCM" diễn ra ngày 15/9 tại TP.HCM.
Phát biểu tại diễn đàn, bà Mai Phong Lan, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết, trong 8 tháng của năm 2022, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại TP.HCM bao gồm dự án cấp mới và góp vốn, mua cổ phần đạt 2,71 tỷ USD (bằng 124% so với cùng kỳ năm 2021).
Bà Lan cho biết, nếu như trước đây, TP.HCM chủ yếu thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, bán buôn, bán lẻ là các dự án không gắn với việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thì hiện nay đã có bước chuyển dịch mới.
Những dự án lớn được cấp phép trong những năm gần đây đến từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản cũng như hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin truyền thông. Đây là các lĩnh vực mà TP.HCM đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.
![]() |
Nhà đầu tư mong muốn thủ tục hành chính trong đầu tư tại TP.HCM cần được cải thiện hơn nữa - Ảnh: Lê Quân |
Từ thực tế vướng mắc đang gặp phải của doanh nghiệp, ông Leif Schneider, Trưởng tiểu ban pháp luật Hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) phản ánh, các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp khó khăn khi áp dụng quy định, quy tắc và thủ tục tại Việt Nam. Đặc biệt, nhà đầu tư thường phải đối mặt với thời gian không xác định của các thủ tục cấp phép (hoặc phê duyệt M&A).
Dù Việt Nam có lượng lao động rẻ nhưng với trình độ học vấn chưa cao, bất động về ngôn ngữ đã gây khó khăn trong quá trình làm việc. Vì vậy, Việt Nam phải coi trọng chất lượng lao động và phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước để hỗ trợ việc phát triển các hoạt động thương mại và sản xuất đang gia tăng trong vùng đô thị. “Đối với TP.HCM, chính quyền Thành phố cần chủ động trong việc gặp gỡ với các nhà đầu tư để tạo sự minh bạch, có thể biến “băng đỏ” thành “thảm đỏ”, ông Leif Schneider nhấn mạnh .
Một lần nữa, vấn đề thủ tục được nhà đầu tư nước ngoài coi là điểm yếu nhất trong thu hút FDI tại TP.HCM. Ông Frederick R. Burke, Cố vấn cấp cao Công ty Baker & Mc Kenzie Vietnam bày tỏ lo ngại, thời gian quan, với những thay đổi trong quy định pháp luật, nhiều nhà đầu tư cảm thấy gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đầu tư tại TP.HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
Ông cho rằng ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần quan tâm đến yêu cầu của nhà đầu tư về tính công khai, minh bạch, ổn định, thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian quy định.
“Những quy định này được cho là quan trọng bởi liên quan đến nhiều vấn đề nhà đầu tư quan tâm, trong đó có vấn đề chi phí vốn. Nhà đầu tư mong muốn các quy định pháp luật là một công cụ giúp xác định tính khả thi trong việc đầu tư” ông Frederick R. Burke nói với mong muốn vấn đề nhà đầu tư phản ánh sẽ được quan tâm hơn.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới