-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
VRG Khải Hoàn đã tăng hết công suất để đủ cung cấp sản phẩm theo các hợp đồng đã ký. |
Từ đột nhập, vây ráp để ép bán hàng
Mới đây, Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn (VRG Khải Hoàn) đã liên tiếp gửi 2 văn bản số 13/VRGKH và số 14/VRGKH-PTCHC tới chính quyền, công an huyện Bàu Bàng (nơi có nhà máy của doanh nghiệp) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (liên doanh) báo cáo, kêu cứu, xin được hỗ trợ bảo vệ an ninh trật tự để Công ty và người lao động yên tâm sản xuất.
Nguyên nhân, theo 2 văn bản trên, VRG Khải Hoàn là một trong vài doanh nghiệp hiếm hoi ở Việt Nam sản xuất được găng tay y tế các loại, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đại dịch Covid-19 dù không còn căng thẳng ở Việt Nam, nhưng vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Có lẽ vì vậy mà thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cả người nước ngoài tìm mọi cách thâm nhập trụ sở Công ty, trấn áp nhân viên, ép VRG Khải Hoàn bán sản phẩm găng tay y tế với số lượng lớn nhằm xuất đi nước ngoài.
Điển hình, khoảng 17h25 ngày 15/5, khi nhân viên Phòng Kinh doanh VRG Khải Hoàn đi làm về đã bị một nhóm đối tượng chặn đường đe dọa, buộc dừng xe và yêu cầu phải bán, giao cho họ 50.000 thùng găng tay. Các nhân viên phải chạy tháo thân vào trụ sở một công ty liền kề. Sau đó, đội xe và bảo vệ VRG Khải Hoàn phải đưa họ về nhà mới an toàn.
Cùng thời điểm này, khi bảo vệ vừa mở cổng Công ty để cho xe chở hàng vào, thì xuất hiện một chiếc ô tô bán tải lao thẳng vào cổng với toan tính lọt vào bên trong để lấy hàng. May mắn, xe của công ty chưa qua cổng, mà còn chắn ngoài, nên chiếc xe bán tải không vào được.
Không chỉ người Việt, khoảng 9h ngày 16/5, xuất hiện 2 khách hàng (một người Việt Nam, một người Hàn Quốc) sử dụng giấy tờ giả mạo, đóng dấu giả con dấu VRG Khải Hoàn và lọt qua được bảo vệ, vào Công ty xin làm việc, đặt mua hàng chục ngàn thùng găng tay y tế.
Từ thời điểm đó tới ngày 20/5 vừa qua, liên tục xuất hiện một nhóm người tụ tập, chắn ngang cửa gần chốt bảo vệ nhằm mục đích đột nhập vào Công ty hoặc gây sức ép để doanh nghiệp phải bán hàng. Thậm chí, ngoài cổng Công ty xuất hiện nhiều xe container chờ sẵn để lấy được hàng là bốc lên và chạy luôn.
Đến hối lộ, chung chi để xin… mua găng tay
Bảo vệ và nhân viên VRG Khải Hoàn cho biết, họ được một nhóm người gạ đưa 500.000 đồng/người chỉ để cung cấp số điện thoại di động của lãnh đạo nhằm gây sức ép bán hàng và khi họ từ chối, thì lập tức bị đe dọa.
Lãnh đạo của VRG Khải Hoàn thì nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ đề nghị chung chi để xin mua tới 500.000 thùng găng tay y tế.
Một nhân viên kinh doanh của VRG Khải Hoàn cũng nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung: có chuyển 30 tỷ đồng cho nhân viên VRG Khải Hoàn, yêu cầu nhân viên phải ra tiếp để giao - nhận hàng.
“Số tiền hứa hẹn đơn hàng từ nước ngoài, tại các quốc gia đang bị Covid-19 hoành hành rất lớn, có khi chênh lệch gấp 2 đến 3 lần giá mua từ nhà máy, nên nhiều cá nhân, tổ chức đã không từ thủ đoạn nào để lấy bằng được mặt hàng găng tay của Công ty. Họ trà trộn vào công nhân lúc tan ca, vào xưởng, giả danh cơ quan, ban, ngành vào làm việc, ký hợp đồng; thậm chí dùng danh nghĩa những đơn vị, cá nhân có thế lực, nhằm ép VRG Khải Hoàn phải bán hàng cho họ với số lượng lớn”, lãnh đạo VRG Khải Hoàn nói.
Theo bà Huỳnh Mai Khôi, Giám đốc Phòng Tổ chức - Hành chính (VRG Khải Hoàn), từ đầu năm 2020 đến nay, VRG Khải Hoàn đã sản xuất hết công suất (1,5 tỷ chiếc/năm), trong đó, hơn 90% lượng hàng làm ra xuất đi châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh..., còn lại gần 10% bán cho các bệnh viện, cơ sở y tế trong nước. Vì vậy, Công ty không còn hàng để bán cho những người lạ.
Trước sức ép đòi mua hàng gây náo loạn, bất ổn an ninh trật tự và hoang mang cho hơn 1.300 công nhân, VRG Khải Hoàn buộc phải làm đơn gửi chính quyền, công an địa phương xin được hỗ trợ đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại doanh nghiệp.
Bị làm giả, làm nhái thương hiệu, sản phẩm
Đại diện VRG Khải Hoàn cho biết, có tổ chức, cá nhân đã làm giả con dấu, giả mạo chữ ký người đại diện pháp luật của Công ty trên các hồ sơ liên quan đến sản phẩm để tìm mọi cách lấy hàng.
Chưa dừng ở đó, VRG Khải Hoàn còn phát hiện có cả tổ chức làm giả hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm và các hồ sơ chứng nhận chất lượng sản phẩm găng tay, sử dụng tên thương mại, địa chỉ, các thông tin của Công ty để in lên bao bì các sản phẩm nhái nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Cụ thể, tại miền Nam, VRG Khải Hoàn chỉ phân phối găng tay y tế cho Công ty TNHH Thiết bị Y khoa (địa chỉ tại 39A - Đất Thánh, phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM) để bán ra thị trường.
Tuy nhiên, VRG Khải Hoàn phát hiện một công ty tại TP.HCM đang phân phối sản phẩm găng tay có bao bì thương hiệu Vn Gloves gắn tên, địa chỉ và logo của nhà sản xuất là VRG Khải Hoàn. Những sản phẩm này không phải do VRG Khải Hoàn sản xuất và phân phối cho doanh nghiệp này. Còn tại tỉnh Bình Dương, có một công ty còn làm giả cả Giấy ủy quyền xuất khẩu găng tay y tế của VRG Khải Hoàn.
Tại miền Bắc, một doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Giang đã làm giả Giấy chứng nhận đại lý của VRG Khải Hoàn để bán sản phẩm nhái. Trong khi, hệ thống phân phối chính thức của VRG Khải Hoàn chỉ có 3 đơn vị tại Hà Nội là Công ty TNHH Thiết bị vật tư tổng hợp quốc tế; Cửa hàng Thái Phượng; Công ty TNHH Thiết bị vật tư y tế Khánh Linh.
Đại diện pháp lý của VRG Khải Hoàn cho rằng, hành vi làm giả giấy tờ, giả con dấu và sử dụng bao bì có chứa nhãn hiệu, tên thương mại của Công ty nêu trên đã xâm phạm trực tiếp quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại nghiêm trọng tới uy tín, thương hiệu, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
VRG Khải Hoàn đã chuyển tất cả thông tin của các bên có hành vi giả mạo đến cơ quan công an, kiến nghị xử lý theo quy định pháp luật.
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025