-
Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD -
Nghề làm muối Bạc Liêu: Giá trị kinh tế và hành trình trăm năm -
Cùng Biwase hướng tới cuộc sống xanh - sạch -
Intimex Group tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững -
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách
Cụ thể, chia sẻ tại toạ đàm Chia sẻ giải pháp chuyển dịch năng lượng hướng tới phát thải ròng bằng “0” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại TP.HCM (VCCI TP.HCM), Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững – Hội đồng Doanh nghiệp và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 7/11, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, CEO Công ty CP phong điện Thuận Bình cho biết, hiện doanh nghiệp ngành năng lượng vẫn còn rụt rè trong nhiều bước đi.
Nguyên nhân là do nhiều chính sách vẫn chưa có sự rõ ràng, đồng nhất, khiến doanh nghiệp “sợ sai”, không mạnh dạn đầu tư.
“Ngân hàng thừa vốn, nhưng không dám cho vay và doanh nghiệp cũng không dám vay. Chính sách chưa đồng nhất, hướng dẫn chưa rõ ràng thì chúng tôi là người làm còn sợ sai, ngân hàng sợ là điều hiển nhiên”, ông Thịnh thẳng thắn.
Bên cạnh đó, việc hạ tầng lưới điện cho các nguồn điện từ năng lượng tái tạo còn hạn chế cũng là một trong những thách thức lớn khiến doanh nghiệp năng lượng “chùn chân”.
Tọa đàm Chia sẻ giải pháp chuyển dịch năng lượng hướng tới phát thải ròng bằng “0”. |
Đồng tình, ông Nguyễn Thành Trung, Quản lý dự án WWF Việt Nam cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, việc phát triển lưới điện truyền tải chỉ hoàn thành 70 – 90% theo chỉ tiêu Quy hoạch điện 7 bởi khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thiếu đầu tư. Tính đến năm 2020 mới có Tập đoàn Trung Nam là nhà đầu tư tư nhân đầu tiên phát triển đường dây truyền tải điện siêu cao thế 500 kV cho dự án điện mặt trời 450 MW.
Trong khi đó, chúng ta cũng đã phải thực hiện cắt giảm năng lượng tái tạo do quá tải đường dây truyền tải diện. “
“Năm 2020, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất nguồn điện của Việt nam xấp xỉ 30% nhưng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện chỉ bằng 12% sản lượng điện quốc gia”, ông Trung chia sẻ.
Ngoài ra, cho tới nay cũng chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng nào đi vào hoạt động.
Trước thực trạng này, các chuyên gia kiến nghị cơ quan chức năng, các Bộ, ngành cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp, nhất quán để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.
Trong đó, WWF Việt Nam kiến nghị cần sớm sửa đổi, điều chỉnh Luật Rừng, Đất đai, Biển và các nghị quyết, nghị định liên quan đến định giá đất, chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp sang đất năng lượng.
Đồng thời, điều chỉnh Luật Điện lực để cho phép các nhà đầu tư năng lượng tái tạo tư nhân tham gia xây dựng và phát triển lưới điện truyền tải.
Ngoài ra, cũng cần thúc đẩy R&D trong công nghệ lưu trữ năng lượng (Thủy điện tích năng và BESS); xây dựng các lựa chọn tài chính cho việc thúc đẩy các hệ thống và công nghệ lưu trữ năng lượng ở Việt Nam.
-
Nhiều khó khăn trong thực hiện Luật Bảo vệ môi trường -
Nhựa Tiền Phong khởi công Cầu nối yêu thương số 118 tại Hậu Giang -
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Trái phiếu xanh, chứng chỉ carbon: Khuyến khích đầu tư bằng công cụ thuế -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán