-
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao
Từ sáng 31/5 Quốc hội thảo luận về kinh tế, xã hội, ngân sách tại hội trường. |
Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhấ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tại báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách, trước thềm bốn phiên thảo luận tại hội trường về nội dung này, bắt đầu từ sáng 31/5.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Trước đó, thảo luận tại tổ sáng 25/5 , có ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, phân theo loại hình, lĩnh vực hoạt động để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Bộ trưởng hồi âm, trong năm 2022, cả nước có 143.198 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có một số ngành có số lượng doanh nghiệp rút lui tăng cao như: Kinh doanh bất động sản (tăng 42,4%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 35,4%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (tăng 31,6%); Giáo dục và đào tạo (tăng 31,2%); Thông tin và truyền thông (tăng 28,5%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 23,8%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 19,9%); Xây dựng (tăng 18,8%),…
Báo cáo của Bộ trưởng nêu rõ, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) chủ yếu thuộc nhóm ngành dịch vụ với 101.732 doanh nghiệp, chiếm 71% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,6% so với năm 2021. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có 38.924 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm 27,2% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,1% so với năm 2021.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, con số được Bộ trưởng cung cấp là có 88.040 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (tăng 47,1%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 42%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 32,8%); Vận tải kho bãi (tăng 28,6%); Xây dựng (tăng 25,5%),…
“Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy Kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất khi số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút lui khỏi thị trường có xu hướng tăng mạnh trong năm 2022 (tăng 42,4% so với năm 2021) và trong 5 tháng đầu năm 2023 (tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2022)”, Bộ trưởng nhận định.
Nhấn mạnh doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng tăng nhanh hơn so với số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư cho biết, hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành đang thực hiện quyết liệt các giải pháp một cách đồng bộ về tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất, tìm kiếm thị trường, đơn hàng,… để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực có số liệu doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng trong thời gian qua.
Ổn định thị trường tài chính, tiền tệ tháo gỡ khó khăn về vốn
Cũng ở phiên thảo luận tổ, có ý kiến cho rằng quy mô vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2021, phản ánh những khó khăn lớn của khu vực tư nhân, nền kinh tế.
Đại biểu đề nghị tập trung chú ý làm rõ các tồn tại, nguyên nhân hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan để có các giải pháp điều hành quyết liệt hơn trong năm 2023.
Theo hồi âm của Bộ trưởng, vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2022 đạt 10,7 tỷ đồng, giảm 22,3% so với năm 2021. Số vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm 2022, giảm 34,2% so với cùng kỳ năm 2021, là mức thấp nhất trong 5 tháng đầu năm kể từ năm 2017.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới chỉ đạt mức 568.711 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng hơn 70% tổng số vốn cùng kỳ trong các năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (năm 2021 con số này là 778.327 tỷ đồng và năm 2022 là 761.035 tỷ đồng).
Có đến 14/17 lĩnh vực có sự sụt giảm về vốn đăng ký mới. Các lĩnh vực ghi nhận tỷ lệ giảm vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới cao nhất là: Vận tải kho bãi (giảm 69,4%); Kinh doanh bất động sản (giảm 62,3%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 61,6%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (giảm 60,2%); Thông tin và truyền thông (giảm 59,8%)...
Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Những biến động khó dự báo đã liên tiếp bào mòn sức khỏe của doanh nghiệp, do vậy, doanh nghiệp cần được tiếp sức để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, phục hồi và phát triển ổn định, Bộ trưởng nhìn nhận.
Về giải pháp, Bộ trưởng nêu, thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi, phát triển sản xuất thông qua các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng để doanh nghiệp có thêm nguồn lực phục hồi và phát triển; đẩy mạnh thực thi các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, phí, gia hạn chính sách cho vay trả lương, chính sách hỗ trợ người lao động thuê nhà để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có tiền duy trì sản xuất kinh doanh và giữ được người lao động.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, đặc biệt là tổ chức thực thi chính sách của bộ máy hành chính các cấp phải thuận lợi hơn; giải quyết các quy định pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành, lĩnh vực.
Thứ ba, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Đẩy mạnh phát triển, khai thác thị trường truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA đã ký kết để khai thác hiệu quả các thị trường; tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của những doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững đáp ứng tiêu chuẩn, quy định ngày càng khắt khe của các nước phát triển.
Thứ tư, về phía doanh nghiệp, theo Bộ trưởng, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn và khó dự báo, ngoài sự hỗ trợ từ phía các quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần phải chủ động có kế hoạch ứng phó với những tình huống bất ngờ hoặc các cuộc khủng hoảng chưa dự báo trước.
Trong ngắn hạn, cần cân đối dòng tiền, thay đổi quy mô sản xuất, hình thức và phương thức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế, mở rộng tìm kiếm thị trường, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngoài nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng...
Còn trong dài hạn, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro để thích ứng tốt hơn với biến động của môi trường đầu tư kinh doanh.
-
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao -
Định hình tư duy cho doanh nghiệp trong thời đại mới -
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam