
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân, Sở Công thương và Sở giao thông vận tải TP.HCM sau khi Bí thư Thành uỷ Thành phố ký Chỉ thị 12 về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16.
Sau khi Chỉ thị 12 nêu trên được ban hành, VLA đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp hội viên đang kinh doanh dịch vụ vận tải, logistics trên địa bàn Thành phố về cách thức áp dụng Chỉ thị.
Để kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp hội viên, VLA kính đề nghị UBND TP.HCM và các Sở ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện Chỉ thị 12.
Đồng thời, để đảm bảo vừa chống dịch, vừa lưu thông hàng hóa và tiếp tục đáp ứng việc sản xuất, kinh doanh, VLA đưa ra 3 đề xuất quan trọng.
Thứ nhất, cần quy định rõ các hoạt động vận tải thiết yếu gồm vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống của người nhân dân và công tác phòng chống dịch bệnh; vận tải nguyên vật liệu, thành phẩm, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu hoặc lưu trữ hàng hóa.
![]() |
Cơ quan chức năng kiểm tra giấy tờ liên quan của người lái xe tại chốt kiểm soát (Ảnh: Lê Toàn). |
Thứ hai, đề xuất cho người lao động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải logistics được phép hoạt động theo 2 hình thức.
Một là, các lao động là lái xe vận tải, người hỗ trợ lái xe vận tải, nhân sự hỗ trợ vận tải làm việc tại kho, cảng, trung tâm phân phối, trung tâm logistics được phép làm việc tại kho, cảng, trung tâm phân phối, trung tâm logistics.
Các doanh nghiệp phải làm giấy xác nhận và chịu trách nhiệm về tính xác thực trước cơ quan quản lý Nhà nước về nhóm lao động này.
Hai là, các lao động là nhân sự hỗ trợ vận tải làm việc tại văn phòng có danh sách cụ thể được doanh nghiệp xác nhận về tính tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện các nghiệp vụ hậu cần liên quan đến các nhóm hàng như nhóm lao động nêu trên hoặc nêu tại mục 4 của Chỉ thị 16.
Đề xuất thứ ba, các doanh nghiệp logistics nói chung muốn có hướng tháo gỡ khó khăn khi thực hiện yêu cầu xe tải phải có mã QR Code khi đi qua chốt kiểm dịch cửa ngõ TP.HCM (theo điểm 2.3 Chỉ thị 12 nêu trên).
Bởi hiện nay, theo thống kê nhanh của VLA, trên 70% lượng xe vận tải, container chưa được cấp mã QR Code (dù phần lớn đã đăng ký qua các đầu mối cảng).
Nếu lượng xe này không được đi qua các chốt kiểm dịch sẽ gây đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng, không thể vận chuyển hàng hóa sản xuất, ùn tắc cảng biển và các khu công nghiệp,…
Đồng thời, VLA kiến nghị Sở Giao thông Vận tải TP.HCM có thêm cơ chế cấp nhanh mã QR code và có đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp vận tải cũng như tạm thời chưa áp dụng điểm này cho đến khi Sở cấp hết các hồ sơ tồn đọng.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower