Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần tận dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng
Việt Dũng - 05/10/2023 12:45
 
Đây là chia sẻ của ông Richard Dong, Sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty Hidden Hill Capital tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2023 được tổ chức tại TP.HCM.

Theo ông Richard Dong, trong bức tranh hệ thống giao thông toàn cầu thì không hề có biên giới, chỉ có những tuyến đường bộ toàn cầu, tuyến vận chuyển đường biển, hàng không dày đặc.. Điều này làm cho nền kinh tế từ Châu mỹ, Châu âu.. đều đang phát triển.

Sự phát triển của ngành Logistics sẽ gắn liền với sự phát triển của ngành Giao thông – Vận tải, ví dụ như nếu không có container thì sẽ không có những hoạt động rất cơ bản hàng ngày hiện nay.

Nhìn vào chỉ số năng lực quốc gia về logistics (từ ba nước như Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam) của Ngân hàng thế giới có thể thấy, chỉ số của Việt Nam đang ngày càng tiến bộ. Còn đối với Mỹ, các chỉ số đang rất phát triển nhưng trong tương lai nếu không có sự cải thiện thì sẽ bị thụt lùi.

dsfds
Ông Richard Dong, Sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty Hidden Hill Capital chia sẻ tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2023.(Ảnh: Lê Toàn)


Có nhiều ý kiến nói về chính sách phát triển và yếu tố hạ tầng, điều này sẽ tác động đến chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam, Trung Quốc, hay tất cả các nước trên thế giới. Và đương nhiên, tình hình phát triển của ngành logistics thể hiện sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.

Ngành dịch vụ phân khúc của logistics phát triển nhờ yếu tố thúc đẩy của thị trường, có thể kể đến như các kênh phân phối, người tiêu dùng. Người tiêu dùng quyết định sự phát triển của ngành Logistics. Lúc này, phân khúc kho bãi, vận hành đa kênh.. chiếm rất nhiều.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, mô hình logistics truyền thống gồm 10 bước đã thay đổi rất nhiều. Theo đó, thị trường online và offline đã được liên kết với nhau rất chặt chẽ.

"Theo tôi hiểu, hệ sinh thái toàn diện của ngành logistics có sự tham gia của một số bên như khách hàng, người kinh doanh logistics, dịch vụ cơ bản. Thành phần thứ 2 là công ty ngành nghề khác nhau phục vụ logistics, bên thứ 3 là chính phủ cũng như các Hiệp hội, trung tâm dữ liệu lớn. Trong đó, thành phần liên quan thì cơ sở hạ tầng là cơ sở để ngành logistics phát triển", ông Dong nói.

Theo ông Richard Dong, tương lai ngành logistics sẽ được phát triển theo dạng cá nhân hoá. Ngoài ra, những sản phẩm logistics như giao vận chặng cuối sẽ sàng lọc khách hàng. 

Tương tự, mô hình quy mô hoá, tiêu chuẩn hoá sẽ phát triển hơn là những hàng hoá đại chúng… thông qua vận tải biển, vận tải đa phương thức để tới tay khách hàng.

“Tại Trung Quốc, những sản phẩm mới của ngành logistics ngày càng phổ biến, doanh thu cũng ngày càng chiếm số lượng lớn. Đương nhiên, để phát triển được như vậy thì phải chú trọng đến cơ sở vật chất, đường xá, kho bãi…”, ông Richard Dong nói và cho biết thêm, những mô hình này cũng sẽ phát triển mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới.

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Lê Toàn)
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Lê Toàn)


Vị chuyên gia này cho biết thêm, logistics xuyên biên giới cũng tăng trưởng ấn tượng, 20 - 30% thậm chí còn cao hơn. Theo đó, trong quá trình vận hành, các công ty logistics cân bằng được chi phí tổ chức, bù rủi ro của thị trường thì sẽ mang lại lợi ích tốt nhất.

Trong quá khứ, phần bù rủi ro thị trường của Logistics Trung Quốc rất lớn, nhưng trong những năm gần đây thì phần bù này ngày càng giảm. Thông qua một số hình thức như thông qua công ty logistics khác nhau, cty logistic nước ngoài để tối ưu chi phí…

Sự phát triển của ngành Logistics đang thay đổi không ngừng, trong đó, có 3 nhân tố chính sẽ thúc đẩy sự biến đổi của ngành Logistics. Có thể kể đến như xu hướng chuyển đổi số, thiết bị thông minh, năng lượng mới.

Sự thanh đổi này không chỉ thể hiện trong độ sâu, sự chuyên nghiệp, mà còn tác động đến yếu tố hệ sinh thái của logistics. Phạm vi tác động là toàn cầu, không chỉ gói gọn trong một quốc gia nào nữa.

Các doanh nghiệp cần tận dụng công nghệ để xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng thông minh, đáp ứng nhu cầu khác nhau, nhu cầu mới của khách hàng.

Tại Việt Nam, để ngành logistics phát triển, Chính phủ cần phải có kế hoạch dài hạn. Để thực hiện được kế hoạch dài hạn đó thì cần những chính sách hỗ trợ.

Ngoài ra, cần tận dụng “làn gió” dịch chuyển sản xuất từ các thị trường khác sang Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Cũng như những liên kết Trung Quốc +1, ASEAN +1…

Các doanh nghiệp Logistics cần chủ động hơn, đầu tư có chiến lược
Gần đây, những hạ tầng để phục vụ ngành Logistics đã có những bước tiến nhất định, rất chi tiết và cụ thể. Song, các doanh nghiệp cần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư