-
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường -
Vietnam Airlines tổ chức xúc tiến du lịch Việt Nam - châu Âu tại TP. Munich -
PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió tại Philippines -
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác
Nhiều doanh nghiệp phản ánh, các chốt kiểm dịch khấp nơi đang làm đứt gãy hoạt động sản xuất, lưu thông. |
Mối lo lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp trong mọi ngành hàng là nguy cơ đứt gãy sản xuất, đứt gãy lưu thông có thể kéo dài.
Tình hình không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp trong khu vực các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, các chốt kiểm dịch dọc Quốc lộ 1 A làm đứt gãy cả kế hoạch đưa nguyên liệu phục vụ sản xuất từ doanh nghiệp ở phía Bắc vào phía Nam, chuyển đơn hàng từ phía Nam ra phía Bắc...
Chưa kể khi Cảng Cát Lái đóng cửa mà không có thông tin cụ thể, minh bạch, doanh nghiệp đang bối rồi trong tính toán phương án nhập - xuất phù hợp.
Đại diện EuroCham, ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch còn nhắc đến đứt gãy trong nhân sự quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi nhiều địa phương không tiếp nhận chuyên gia nhập cảnh, khi mà dịch lên cao.
“Chưa bàn đến việc đưa người mới đến, chỉ những người đã làm việc tại Việt Nam muốn quay trở lại, cũng không được nhập cảnh vì địa phương đang có dịch. Chúng tôi đề nghị nên có giải pháp linh hoạt, cho phép doanh nghiệp chuẩn bị địa điểm cách ly cho người của doanh nghiệp”, ông Minh đề xuất.
Đặc biệt, tâm lý lo sợ, bất an của người lao động đang khiến nhiều doanh nghiệp thực sự lo ngại.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội lương thực, thực phẩm TP.HCM kể, sau 20 ngày thực hiện 3 tại chỗ, tâm lý của người lao động đều ngao ngán.
“Doanh nghiệp cố gắng lo 3 bữa ăn, bồi dưỡng người lao động chấp nhận làm 3 tại chỗ 200.000 đồng/người/ngày, nhưng họ cũng không an tâm sản xuất, họ muốn về nhà”, bà Chi chia sẻ thực tiễn.
Có thể nhìn thấy hiện trạng này qua dòng người lao động muốn hồi hương. Nhưng hệ quả của chúng không dừng lại ở giai đoạn dịch bệnh.
“Chúng tôi đang tính, có thể sau khi dịch bệnh được kiểm soát, khả năng thiếu hụt lao động trong ngành dệt may sẽ lên tới 40%”, ông Giang cho biết.
Trong khi đó, ở nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, các bộ phận về nghiên cứu mẫu mã, đàm phán hợp đồng lại không đủ điều kiện được đi làm, vì không nằm trong khu vực sản xuất hàng thiết yếu...
Với các doanh nghiệp ngành gỗ, mặc dù 7 tháng đầu năm đã ghi nhận kết quả kinh doanh rất khả quan, tổng kim ngạch xuất khẩu gần đạt kế hoạch cả năm 2021, song ông Ngô Sỹ Hoàng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng lo ngại mất lao động do người lao động không an tâm ở lại sản xuất.
"Nếu tình trạng kéo dài, doanh nghiệp ngành gỗ có thể bị mất thị trường chiến lược là Mỹ vừa mới dành được", ông Hoàng tâm tư.
Đây là lý do các hiệp hội doanh nghiệp đang đề nghị được chủ động trong các phương án phòng chống dịch tại doanh nghiệp, với mục tiêu chống dịch nhưng không dừng sản xuất, không dừng lưu thông hàng hóa.
“Không ai hiểu doanh nghiệp, hiểu người lao động bằng chính lãnh đạo doanh nghiệp. Để doanh nghiệp chủ động lên phương án phòng chống dịch, có thể 3 tại chỗ, có thể 1 điểm đến 2 điểm dừng... hoạc nhiều phương án khác, nhưng mục tiêu là doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm giữ an toàn để sản xuất”, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
Nhưng đề làm được việc này, cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, các bộ ngành về các kịch bản, nguyên tắc phòng chống dịch, sự tuân thủ thống nhất của các địa phương.
Các hiệp hội thống nhất rằng, doanh nghiệp có thể chủ động test cho người lao động nếu được mua bộ xét nghiệm nhanh Covid-19. Doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống y tế tại chỗ nếu được ngành y tế hướng dẫn cách xử lý khi có F0, F1... Thậm chí, trong chiến lược vắc xin toàn dân, doanh nghiệp có thể phối hợp với ngành y tế, cơ sở y tế tư nhân để tổ chức tiêm cho người lao động...
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, các đề xuất sẽ được VCCI tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
“Nguyên tắc của các đề xuất là khi dịch bệnh còn phức tạp, kéo dài, doanh nghiệp muốn chủ động tham gia chống dịch cùng với Chính phủ, chính quyền các đại phương, chứ không phải là đối tượng quản lý", ông Lộc nói.
-
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần -
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024