-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
Gian nan tìm vốn
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực dưới sự chèo lái, điều hành của Chính phủ.
Các nhân viên ngân hàng luôn tư vấn tận tình, chu đáo cho khách hàng |
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, nếu muốn đẩy nhanh tiến trình phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, các ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng bằng các gói tín dụng giá rẻ, đồng thời tinh giản thủ tục vay vốn để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn.
Thời gian vừa qua, dù nhiều ngân hàng giới thiệu các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được. Điển hình như đầu năm nay, do cần bổ sung vốn nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, ông Nguyễn Văn Tiến, chủ cơ sở mua bán - sản xuất ốc cẩn xà cừ Luân Tiến ở quận 12 (TP.HCM), đã liên hệ với khá nhiều ngân hàng để tìm hiểu thủ tục vay vốn. Thế nhưng, ngược xuôi hàng tháng trời, ông Tiến vẫn không làm sao có tiếp cận được nguồn vốn. “Nhiều ngân hàng quảng cáo các gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nghe rất hấp dẫn, nhưng đến khi tiếp cận mới thấy không thể vượt qua được các rào cản về điều kiện vay vốn và hàng chục loại thủ tục rối rắm khác”, ông Tiến than thở.
Bên cạnh đó, ông Tiến cũng cho biết thêm, đại diện một số ngân hàng nói là cho vay ưu đãi, nhưng đến khi tiếp cận thì mới biết thời gian ưu đãi chỉ rất ngắn, chỉ 1 - 2 tháng đầu, sau đó thả nổi theo lãi suất thị trường, mà hầu như chỉ có xu hướng tăng, chứ không giảm. Bản thân ông Tiến cũng từng rơi vào trường hợp như thế và phải khiếu nại nhiều lần mới được ngân hàng giảm lãi suất xuống chút ít.
Trường hợp của ông Tiến không phải là cá biệt. Bà Trịnh Thu Trang, chủ doanh nghiệp tư nhân Trang Trịnh ở Tây Ninh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Do cần bổ sung vốn kinh doanh gas, bà muốn vay vốn ngân hàng, nhưng khi liên hệ với nhiều ngân hàng, bà vẫn không thể vay được vốn, do chưa thỏa mãn với mức lãi suất phải trả hàng tháng. Bà Trang tâm sự: “Chúng tôi có kế hoạch làm ăn rất tốt, nhưng không tiếp cận được vốn vay, nên đành tiếc nuối nhìn cơ hội trôi qua. Thật ra, với mặt bằng lãi suất hiện nay, nếu xoay xở tốt, thì doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại được. Chỉ cần các ngân hàng xóa bớt các rào cản không đáng có đi mà thôiù”.
Khi ngân hàng là điểm tựa của doanh nghiệp…
Trở lại câu chuyện của Cơ sở Luân Tiến, sau khi tìm mọi cách để vay vốn mà không được, ông Tiến dự tính sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, thì may mắn biết được biết về gói vay ưu đãi lãi suất 1.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân (bao gồm hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân) có nhu cầu vay tiêu dùng, sản xuất - kinh doanh… mà HDBank vừa công bố. Chưa từng giao dịch với Ngân hàng này, nhưng ông Tiến vẫn quyết định thử tìm hiểu. Và thật bất ngờ, chỉ trong 7 ngày làm việc, nhân viên HDBank đã giúp ông hoàn thành đầy đủ các thủ tục và sau đó, giải ngân 1,9 tỷ đồng chỉ trong vòng một ngày. Nhờ số vốn này, ông không chỉ nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất tại cơ sở của mình, mà còn phân phối cho nhiều đồng nghiệp khác trên cả nước và hiện đang chuẩn bị mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
“Lãi suất cho vay của HDBank rất ưu đãi. Khách hàng sẽ được áp dụng lãi suất 0%/năm cho tháng đầu tiên, cố định 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 500 triệu đồng trở lên; lãi suất 0%/năm tháng đầu tiên, cố định 12,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Điều đáng nói là, các nhân viên của HDBank tư vấn rất tận tình. Mọi thông tin đều được Ngân hàng công khai, minh bạch và áp dụng lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp dễ dàng tính toán chiến lược kinh doanh hiệu quả”, ông Tiến nhận xét. Chính vì vậy, ông Tiến cũng đã giới thiệu chương trình vay vốn của HDBank cho một số bạn bè thân hữu và họ đều được HDBank đón nhận rất nhiệt tình. Họ đã đến tìm hiểu tại HDBank và được hỗ trợ vốn vay sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ cho vay với lãi suất thấp, HDBank còn cung cấp miễn phí cho khách hàng các dịch vụ tiện ích khác, như dịch vụ trung gian thanh toán tiền mua bán, chuyển nhượng bất động sản; mở tài khoản thanh toán, thẻ Thông minh HDCard, eBanking của HDBank; dịch vụ thanh toán tiền điện tự động...
Nhận xét về Chương trình ưu đãi lãi suất của HDBank, ông Mai Quang Vinh, chủ một doanh nghiệp tư nhân ở quận 7, TP.HCM cũng vừa vay được hơn 1 tỷ đồng từ gói vốn ưu đãi lãi suất trên của HDBank, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi vay vốn của HDBank, nhưng cảm thấy rất hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện chương trình, khách hàng sẽ được giải ngân nhanh chóng chỉ trong vòng một ngày”.
Đại diện HDBank cho biết, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nên ngân hàng đã kịp thời triển khai các chương trình cho vay vốn ưu đãi cho các nhu cầu tiêu dùng và sản xuất - kinh doanh, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. “Bởi khi doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, kinh doanh thuận lợi thì sẽ tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội, đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Khi đó, ngành ngân hàng cũng sẽ thu được nhiều lợi ích hơn”, vị địa diện này nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp khó khăn và ngừng hoạt động sẽ kéo theo khó khăn cho ngân hàng. Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP tại Hà Nội cũng thừa nhận: “Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhất là nợ xấu vẫn chưa có điểm dừng, cho vay ra đòi hỏi phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, song nếu không cận kề tìm hiểu và cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn thì ngân hàng cũng khó phát triển tốt được”. Tín dụng ngân hàng trong hơn nửa đầu năm nay vẫn tăng trưởng chậm; tổng dư nợ toàn ngành chỉ mới đạt 4,5% so với chỉ tiêu đưa ra cả năm là 12%. Do đó, để khơi thông dòng chảy tín dụng trong lúc này, theo một chuyên gia kinh tế, hơn ai hết ngân hàng phải chủ động, nỗ lực trong việc dẫn vốn đến các doanh nghiệp trên cơ sở kiểm soát được rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế tối đa nợ xấu.
Vân Linh
-
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh -
Vương quốc Anh áp thuế carbon từ năm 2027
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm