-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Chỉ trong vòng 2 tháng, đại diện Công ty TAL (Hồng Kông) đã có tới 2 chuyến làm việc tại Việt Nam và khảo sát một loạt địa điểm đầu tư nhà máy dệt và may tại các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam và Thái Nguyên…
Không ít nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may đã chọn Việt Nam là điểm đến để "đón" TPP |
Ông C.K Sun, Giám đốc chiến lược của Công ty TAL cho biết, nếu tìm được địa điểm thích hợp tại miền Bắc, TAL sẽ đầu tư 2 nhà máy dệt và may mặc.
Dự kiến, nhà đầu tư này cần khoảng 23 ha đất để xây dựng nhà máy dệt vải và 8 ha đất để xây dựng xưởng may, với tổng vốn đầu tư 200 - 400 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 3.500 lao động.
Theo ông C.K Sun, các doanh nghiệp Hồng Kông rất quan tâm đến cơ hội đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, bởi đây là ngành được hưởng lợi nhiều khi xuất khẩu vào Mỹ, đó là khả năng thâm nhập nhiều thị trường lớn với tiềm năng lớn, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua.
Đơn cử, nếu các doanh nghiệp có nhà máy đặt tại Việt Nam, đảm bảo từ khâu sợi, dệt nhuộm và may, thì khi TPP có hiệu lực, hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ hưởng thuế suất nhập khẩu 0%.
Cùng thời điểm, TAL tìm kiếm địa điểm đầu tư nhà máy dệt và may, Tập đoàn Crystal (Hồng Kông) cũng được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận để thực hiện 2 dự án, gồm: Dự án dệt Pacific Crystal (tổng vốn đầu tư 425 triệu USD) và Dự án Nhà máy May Tinh Lợi mở rộng (vốn đầu tư 120 triệu USD).
Cần phải nói thêm, đây là 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất từ trước tới nay đầu tư vào Khu công nghiệp Lai Vu (Hải Dương).
Với mục tiêu tận dụng nguồn lao động dồi dào và cơ hội từ các hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đang tham gia đàm phán, Công ty TNHH Unisoll Vina (thuộc Hansoll Textile Ltd - Hàn Quốc) đã đầu tư tiếp nhà máy may hàng xuất khẩu CS 90 triệu sản phẩm/năm tại Bến Tre (tổng vốn 50 triệu USD, chuyên sản xuất hàng may sẵn, trang phục và các sản phẩm từ da lông thú để xuất khẩu).
Theo kế hoạch, tháng 11 tới, Unisoll Vina sẽ khởi công xây dựng nhà máy, tháng 9/2014 sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn I của nhà máy này.
Được biết, Tập đoàn Hansoll Textile hiện là nhà đầu tư lớn và có đóng góp lớn vào xuất khẩu hàng dệt may của Viêt Nam trong những năm qua, với kim ngạch vài chục triệu USD mỗi năm. Năm 2001, Hansoll Textile Ltd., đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc tại Bình Dương, sau đó đầu tư vào Đồng Nai.
Theo nguồn tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện có hơn 10 doanh nghiệp Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan… đặt vấn đề liên kết xây dựng các nhà máy dệt, nhuộm, xơ sợi và may. Đơn cử, Texhong, dù đã có 2 nhà máy lớn tại Quảng Ninh và Đồng Nai, nhưng đại diện tập đoàn này trong buổi làm việc gần đây nhất với Vinatex vẫn bày tỏ mong muốn tiếp tục đầu tư nhà máy mới.
Rõ ràng, các nhà đầu tư nước ngoài đang khẩn trương tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, nhằm đón đầu cơ hội từ việc nước ta sẽ gia nhập TPP.
“Đó là khả năng thâm nhập các thị trường lớn với nhiều tiềm năng lớn. Khi TPP được thông qua, Việt Nam cũng có thêm nhiều nguồn đầu tư từ nhiều nơi trên thế giới. Hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, người tiêu dùng Việt Nam cũng được tiếp cận nhiều sản phẩm nước ngoài với giá rẻ hơn”, ông Bill English, Thứ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính New Zealand đã cho biết như vậy trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 9/2013.
TPP được đánh giá là hiệp định kinh tế quan trọng nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ có làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn nước ngoài vào lĩnh vực dệt may để tận dụng những cơ hội mà TPP mang lại, do đó áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa ngày càng gay gắt.
Thuế quan sẽ phải dỡ bỏ giữa các nước trong TPP, thị trường sẽ rộng hơn, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước không ít thách thức trong bối cảnh năng lực cạnh tranh còn chưa cao.
Thế Hải
-
Cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn
-
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu